Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh mẽ trong quý đầu năm 2022

10:51 | 16/05/2022

DNTH: Trong quý 1/2022, xuất khẩu (XK) thủy sản của nước ta sang các thị trường lớn có nhiều khởi sắc như: XK cua ghẹ sang Mỹ, XK tôm sú và nghêu sang châu Âu...

Xuất khẩu cua ghẹ đạt mức cao nhất trong 5 năm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý 1/2022, giá trị XK cua ghẹ đạt gần 52 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức cao nhất trong 5 qua, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid - 19.

Tiếp nối sự tăng trưởng trong quý 4/2021, XK cua ghẹ của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong quý 1/2022. Trong đó, Top 4 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ của Việt Nam gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Pháp, chiếm hơn 91% tổng giá trị XK.

20220513101854397xuat-khau-cua-ghe-sang-my-tang-gan-80-trong-quy-da-1601-1
Nguồn: VASEP.

Đáng chú ý, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng liên tục trong quý 1/2022. Giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam sang thị trường này trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt gần 19 triệu USD, tăng 78% so với cùng kỳ.

Mỹ đã mở cửa hoàn toàn trở lại sau đại dịch Covid - 19, điều này đã giúp nhu cầu tiêu thụ cua ghẹ tăng. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển đường biển tăng đã đẩy giá XK tăng lên.

Nhập khẩu cua vào Mỹ trong quý đầu năm nay sụt giảm, chủ yếu do ảnh hưởng của lệnh cấm nhập khẩu thủy sản gồm cua từ Nga của Chính phủ Mỹ. Do đó, các doanh nghiệp XK cua của Việt Nam cũng có thể tận dụng cơ hội này để duy trì XK sang Mỹ.

Nhiều cơ hội cho xuất khẩu tôm sú sang thị trường châu Âu

Trong quý đầu năm nay, XK tôm sú của Việt Nam sang thị trường EU ghi nhận tăng trưởng đột phá 107% với giá trị XK đạt 24 triệu USD.

Theo VASEP, xuất khẩu tôm sú Việt Nam sang EU bắt đầu tăng trong năm 2021. Các sản phẩm tôm sú Việt Nam chủ yếu XK sang EU trong quý đầu năm nay gồm tôm sú nguyên con tươi đông lạnh, tôm sú PD tươi đông lạnh, tôm sú bỏ đầu EZP tươi đông lạnh, tôm sú bỏ đầu HLSO EZP tươi đông lạnh, tôm sú IQF tươi đông lạnh, tôm sú PDTO hấp chín IQF, tôm sú HOSO tươi đông lạnh, tôm sú CPTO hấp đông lạnh…

20220513101201852tom-su-ngay-cang-co-cho-dung-tren-thi-truong-chau--1601-1
Tôm sú ngày càng có chỗ đứng trên thị trường châu Âu. Nguồn: VASEP.

Các doanh nghiệp XK tôm sú lớn nhất của Việt Nam sang thị trường EU như công ty CP Camimex, công ty Minh Phú, công ty CP XNK Thủy sản Năm Căn… Với sản phẩm tôm sú XK sang châu Âu, doanh nghiệp cần phải đảm bảo được nhiều yêu cầu về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chuỗi hành trình sản phẩm và chứng nhận của bên thứ ba.

Tôm sú Việt Nam trên thị trường EU có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn các nhà cung cấp đối thủ. Cùng với lợi thế từ Hiệp định EVFTA, tôm sú Việt Nam còn nhiều cơ hội tăng trưởng tại thị trường này.

Xuất khẩu nghêu sang EU tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong quý 1/2022, xuất khẩu nghêu sang Liên minh châu Âu (EU) đạt gần 21 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, các thị trường nhập khẩu nghêu của Việt Nam lớn nhất trong khối EU trong quý đầu năm nay gồm: Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ đều tăng mạnh từ 33 - 45%.

xuat-khau-ngheu-viet-nam-sang-eu-tang-truong-manh
Xuất khẩu nghêu của Việt Nam sang EU tăng trưởng mạnh. Ảnh minh họa

Cả nước có 13 địa phương xuất khẩu nghêu sang châu Âu, dẫn đầu là Thanh Hóa chiếm trên 24% kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là Bến Tre, Nam Định.

Hiện tại nghêu Việt Nam có ưu thế lớn về uy tín, chất lượng. Đặc biệt, nghêu ở Bến Tre đã được cấp chứng nhận quốc tế MSC (chứng chỉ về khai thác thủy sản bền vững và có trách nhiệm).

Để có thể xuất khẩu được mặt hàng này sang châu Âu, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nghêu của Việt Nam đã kiểm soát được vùng nuôi, nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất. Qua đó, sẽ lựa chọn các vùng nuôi đạt tiêu chuẩn để ký kết bao tiêu vùng nguyên liệu ổn định.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN