Thứ ba, 03/10/2023, 13:23

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Phát triển thương hiệu Tin tức kinh tế

Xuất nhập khẩu một số mặt hàng "hái quả ngọt" từ CPTPP

DNTH: Tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP 7 tháng đầu năm 2021 đạt 52 tỷ USD, tăng 23,36% so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất nhập khẩu một số mặt hàng
Xuất nhập khẩu một số mặt hàng "hái quả ngọt" từ CPTPP (ảnh minh họa)

Theo số liệu của Bộ Công Thương tổng hợp, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP tháng 7/2021 đạt 7,9 tỷ USD, tăng 0,51% so với tháng 6/2021 và tăng 22,16% so với tháng 7/2020.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP đạt 52 tỷ USD, tăng 23,36% so với cùng kỳ năm 2020 và bằng 13,86% tổng kim ngạch thương mại hai chiều của cả nước, giảm nhẹ so với tỷ trọng 14,71% của 7 tháng năm 2020.

Tháng 7 năm 2021, Việt Nam xuất siêu 59,08 triệu USD sang thị trường CPTPP, tăng 60,52% so với tháng 6/2021 và giảm 22,58% so với tháng 7/2020.

 Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 86,28 triệu USD hàng hóa sang thị trường này, giảm 75,94% so với mức xuất siêu của 7 tháng năm 2020.

 Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên CPTPP trong tháng 7/2021 đạt 3,98 tỷ USD, tăng 0,79% so với tháng 6/2021 và tăng 21,64% so với tháng 7/2020.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này đạt 26,04 tỷ USD, tăng 22,52% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 13,98% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, bị thu hẹp so với tỷ trọng 14,40% trong 7 tháng đầu năm 2020.

Trong tháng 7/2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường Nhật Bản, Singapore, Canada, Malaysia… giảm thì xuất khẩu sang các thị trường Chile, Peru, Úc… lại tăng khá so với tháng 6/2021. So với tháng 7/2020, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 10 thị trường thành viên đều tăng trưởng cao.

7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 8/10 thị trường thành viên CPTPP tăng trưởng mạnh, riêng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng chậm và giảm xuất khẩu sang thị trường Brunei.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường CPTPP (ĐVT: % tính theo trị giá). Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường CPTPP (ĐVT: % tính theo trị giá). Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Trong tháng 7/2021, xuất khẩu một số mặt hàng như máy móc thiết bị phụ tùng, điện thoại và linh kiện… của Việt Nam sang thị trường CPTPP tăng trưởng mạnh so với tháng 6/2021 và tháng 7/2020. Tuy nhiên, xuất khẩu một số mặt hàng như dệt may, máy vi tính và linh kiện, giày dép… lại giảm.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường CPTPP đều tăng trưởng ở mức cao trừ một số mặt hàng tăng chậm như dệt may hay một số mặt hàng giảm như dầu thô, túi xách vali ô dù, gạo, thức ăn gia súc… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng giảm này đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường CPTPP.

Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may chỉ tăng 2,6%, do đó tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang CPTPP đã bị thu hẹp mạnh từ 13,04% của 7 tháng năm 2020 xuống còn 10,92% trong 7 tháng đầu năm 2021.

Xuất nhập khẩu một số mặt hàng "hái quả ngọt" từ CPTPP
Xuất khẩu một số mặt hàng (8 mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất) của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên CPTPP trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021. Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Ở chiều ngược lại, theo số liệu thống kê, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường các nước thành viên CPTPP trong tháng 7/2021 đạt 3,92 tỷ USD, tăng 0,23% so với tháng 6/2021 và tăng 22,70% so với tháng 7/2020.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường này đạt 25,96 tỷ USD, tăng 24,21% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 13,75% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, bị thu hẹp so với tỷ trọng 15,04% của cùng kỳ năm 2020.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường CPTPP đều tăng ở hầu hết các mặt hàng trừ những mặt hàng than đá, thủy tinh và sản phẩm thủy tinh, dược phẩm, sản phẩm từ giấy… Đáng chú ý, trong số các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất, nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng của Việt Nam từ thị trường CPTPP chỉ tăng nhẹ 1,82%. Do đó, tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này đã biến động khá lớn trong 7 tháng đầu năm 2021 chỉ còn 13,49%, thu hẹp so với tỷ trọng 16,46% trong 7 tháng đầu năm 2020.

Copy Link

Theo Thương hiệu Sản Phẩm

Cùng chuyên mục

Thao túng cổ phiếu CTF, Tân Thành Đô và một cá nhân bị phạt nặng

Thao túng cổ phiếu CTF, Tân Thành Đô và một cá nhân bị phạt nặng

Sử dụng 22 tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu CTF của Công ty Cổ phần City Auto, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Thành Đô và ông Ngô Văn Cường bị xử phạt 1,75 tỷ đồng.
“Sóng ngầm” tại TTC Sugar

“Sóng ngầm” tại TTC Sugar

Nhiều thay đổi và sắp xếp lại bao gồm vốn và nhân lực đang diễn ra ở TTC Sugar và TTC Land...
Bộ Tài chính trả lời về điều việc chỉnh hợp lý giá cước vận tải và các mặt hàng thiết yếu

Bộ Tài chính trả lời về điều việc chỉnh hợp lý giá cước vận...

DNTH: Theo Bộ Tài chính, sau khi giá xăng dầu giảm mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo các bộ, ngành địa phương kiểm soát chặt giá các hàng hóa, dịch vụ. Thủ tướng cũng yêu cầu điều chỉnh hợp lý giá cước vận tải và các mặt hàng thiết yếu chịu ảnh hưởng gián tiếp từ giá xăng dầu.
SCIC “mở lối”, Nguyễn Kim sẽ tiếp tục gom thêm cổ phần Dược Lâm Đồng?

SCIC “mở lối”, Nguyễn Kim sẽ tiếp tục gom thêm cổ phần Dược Lâm...

Trong làn sóng M&A của ngành dược, LDP cũng là một trong những mục tiêu được nhắm tới với sự tham gia của CTCP Đầu tư và phát triển Nguyễn Kim (Nguyễn Kim JSC).
Doanh nghiệp FDI vào Việt Nam: Quy mô ngày càng teo tóp

Doanh nghiệp FDI vào Việt Nam: Quy mô ngày càng teo tóp

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2019 sụt giảm mạnh, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, số vốn trung bình của một dự án chỉ vài triệu USD, và vắng hẳn dự án tỷ USD. Cách nào để đối phó với làn sóng FDI siêu nhỏ này?
Điều đặc biệt của cuốn sách “Khởi đầu của Kỷ nguyên số hóa” sắp được “trình làng”

Điều đặc biệt của cuốn sách “Khởi đầu của Kỷ nguyên số hóa”...

DNTH: Nội dung cuốn sách xoay quanh những vấn đề thời sự của đất nước như phát triển bền vững, ổn định vĩ mô, quản trị doanh nghiệp, chuyển đổi số, kinh tế số, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao... “Khởi đầu của Kỷ nguyên số hóa” hứa hẹn sẽ mang đến cho độc giả những góc nhìn chuyên sâu, thú vị về quá trình chuyển đổi số.
Lợi nhuận quý 1 của Coteccons giảm 35%, rơi xuống mức thấp nhất gần 4 năm

Lợi nhuận quý 1 của Coteccons giảm 35%, rơi xuống mức thấp nhất gần 4...

Lợi nhuận sụt giảm mạnh chủ yếu là do lợi nhuận từ công ty liên kết giảm sâu từ 63,2 tỷ xuống 0,8 tỷ đồng.
SSI: ‘Sacombank còn khoảng 84.200 tỷ đồng tài sản có vấn đề, giảm 5,5% so với năm 2017’

SSI: ‘Sacombank còn khoảng 84.200 tỷ đồng tài sản có vấn đề, giảm...

SSI ước tính rằng đến hết năm 2018, Sacombank vẫn còn khoảng 84.200 tỷ đồng tài sản có vấn đề, giảm 5,5% so với năm 2017 và chiếm khoảng 20,8% tổng tài sản, bao gồm 40.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC và 44.000 tỷ đồng các khoản phải thu và lãi và phí phải thu. Kết quả này thấp hơn so với mức 24,2% tổng tài sản trong năm 2017.