Xuất nhập khẩu tăng trưởng bất chấp Covid-19, cổ phiếu Logistic “dậy sóng” trong năm 2020

09:47 | 01/12/2020

DNTH: Từ đầu năm tới nay, các cổ phiếu trong lĩnh vực này như VSC, GMD, DVP, DXP, SFI, HAH…có mức tăng trưởng hàng chục phần trăm, thậm chí nhiều cổ phiếu đã vượt đỉnh lịch sử.

Năm 2020 diễn ra đầy thách thức với nền kinh tế Thế giới bởi ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Dù vậy, trong bức tranh ảm đạm đó, Việt Nam vẫn trở thành điểm sáng với hoạt động thương mại tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.

Số liệu từ Tổng cục thống kê cho biết trong 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 234,5 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

Sự gia tăng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bất chấp ảnh hưởng dịch Covid-19 cùng việc gia nhập nhiều tổ chức, hiệp định thương mại đã khiến giới đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào nhóm cổ phiếu Logistic. Từ đầu năm tới nay, các cổ phiếu trong lĩnh vực này như VSC, GMD, DVP, DXP, SFI, HAH…có mức tăng trưởng hàng chục phần trăm, thậm chí nhiều cổ phiếu đã vượt đỉnh lịch sử.

Xuất nhập khẩu tăng trưởng bất chấp Covid-19, cổ phiếu Logistic “dậy sóng” trong năm 2020 - Ảnh 1.
Cổ phiếu cảng biển tăng "phi mã" trong năm 2020

Dù cổ phiếu đang bứt phá mạnh nhưng không phải doanh nghiệp nào trong lĩnh vực Logistic cũng có KQKD khả quan trong 9 tháng đầu năm. Có thể kể tới như Gemadept khi lợi nhuận 9 tháng đầu năm giảm 32%, Tân Cảng Logistic (TCL) sụt giảm lợi nhuận 15% hay Vận tải Hải An giảm lợi nhuận 9%...Điều này cho thấy đà bứt phá của một số cổ phiếu Logistic đến nhiều hơn từ kỳ vọng hoạt động kinh doanh khởi sắc trong những quý tới khi tình hình Covid-19 được kiểm soát sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa.

Một yếu tố có thể khiến cổ phiếu Logistic tăng mạnh thời gian gần đây đến từ việc thiếu hụt container rỗng. Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), hiện có đến 40% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong việc giao nhận container rỗng tại các nơi tập kết container và khi chủ hàng đến nhận mới được thông báo báo là chưa có. 43% doanh nghiệp cho biết là do bộ phận đặt chỗ với hãng tàu cho thuê container rỗng vượt số lượng cho phép và 17% do bộ phận kinh doanh chưa tiếp cận thuê container rỗng được từ hãng tàu.

VLA cho rằng việc thiếu hụt container rỗng do cuối năm là mùa cao điểm của xuất khẩu, thêm vào đó do Việt Nam là nước xuất siêu. Bên cạnh đó, việc kiểm soát container rỗng của hãng tàu depot chưa tốt cũng đã gây thiếu hụt container ở Việt Nam.

Việc thiếu hụt container rỗng đang khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp không ít khó khăn, nhưng cũng vô tình giúp các doanh nghiệp Logistic gia tăng lợi nhuận khi hàng hóa sẽ phải nằm chờ nhiều ngày hơn ở cảng.

Ngoài ra, giá cước tàu biển trên thế giới những tháng gần đây tăng "phi mã" cũng là yếu tố hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải biển. Theo số liệu từ Freightos, cước phí tàu biển cho một container 40 feet từ Trung Quốc sang bờ Tây nước Mỹ vào cuối tháng 9 lên tới 3.900 USD, cao gần ba lần giá năm trước. Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic (BDI) có phần "hạ nhiệt" so với những tháng gần đây nhưng hiện đang ở mức 1.230 điểm, tăng hơn 40% so với đầu năm.

Xuất nhập khẩu tăng trưởng bất chấp Covid-19, cổ phiếu Logistic “dậy sóng” trong năm 2020 - Ảnh 2.
Chỉ số IBD tăng mạnh so với đầu năm

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi kể trên, đà tăng của nhóm cổ phiếu Logistic thời gian gần đây có thể đến từ kỳ vọng tăng giá bốc xếp hàng hóa container trong bối cảnh giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam đang khá thấp so với các quốc gia trong khu vực.

Theo hiệp hội Dịch vụ Logistic Việt Nam (VLA), việc tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ để đảm bảo quyền lợi cho doan nghiệp là cần thiết. Mục tiêu đến năm 2025, giá xếp dỡ container xuất nhập khẩu tại cảng biển Việt Nam cần phải bằng 60- 70% so với giá xếp dỡ trong khu vực. Đến thời điểm sau 2025 phải tiệm cận bằng giá dịch vụ trong khu vực. VLA cho rằng đầu năm 2021 khi dịch COVID-19 giảm ảnh hưởng là thời điểm thích hợp bắt đầu lộ trình điều chỉnh giá.

Long Nhật

Theo Trí thức trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN