Xuất siêu tiếp tục lập kỷ lục mới

09:13 | 22/09/2020

DNTH: Tính đến hết ngày 15/9, cán cân thương mại của Việt Nam đã thặng dư tới 14,46 tỷ USD.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất khẩu , nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9/2020 (từ ngày 01/9 đến ngày 15/9) đạt 24,301 tỷ USD, giảm 8,9% so với kỳ 2 tháng 8/2020. Lũy kế đến hết ngày 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 361,51 tỷ USD.

Trong kỳ 1 tháng 9, cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục thặng dư 973 triệu USD nâng mức thặng dư luỹ kế từ đầu năm đến hết ngày 15/9 đạt 14,46 tỷ USD. Đây là mức thặng dư kỷ lục của Việt Nam.

Xuất siêu tiếp tục lập kỷ lục mới - Ảnh 1.

Cán cân thương mại của Việt Nam theo từng tháng giai đoạn 2019-2020 (đơn vị: triệu USD)

Về xuất khẩu, trong kỳ 1 tháng 9, Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu 12,63 tỷ USD, giảm 15,8% so với kỳ trước. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt giá trị xuất khẩu 7,83 tỷ USD.

Luỹ kế từ đầu năm đến hết ngày 15/9, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt 187,9 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 120,47 tỷ USD.

Tương tự các tháng trước đó, trong kỳ 1 tháng 9, Việt Nam tiếp tục có thế mạnh xuất khẩu ở một số mặt hàng như: Điện thoại các loại và linh kiện đạt giá trị xuất khẩu 2,327 tỷ USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,18 tỷ USD; Dệt may đạt 1,37 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1,21 tỷ USD và giày dép các loại đạt 581 triệu USD.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9 đạt 11,664 tỷ USD, tăng 0,1% so với kỳ 2 tháng 8. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt giá trị nhập khẩu 6,64 tỷ USD.

Lũy kế đến hết ngày 15/9, giá trị nhập khẩu của Việt Nam đạt 173,5 tỷ USD. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt giá trị nhập khẩu 96,7 tỷ USD.

Cũng theo báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong kỳ 1 tháng 9/2020 Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất ở các mặt hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt giá trị 3,1 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt giá trị 1,65 tỷ USD; Điện thoại các loại và linh kiện đạt giá trị nhập khẩu 898 triệu USD; Vải các loại đạt giá trị 453 triệu USD; và chất dẻo các loại đạt giá trị 341 triệu USD.

Theo BizLive

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN