“Ai về làng Vác nhắn nhờ / mua lồng Canh Hoạch,...”
12:10 | 30/12/2021
DNTH: Làng Canh Hoạch, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội (còn gọi là làng Vác) lâu nay vẫn là nơi lui tới của giới sành chơi chim cảnh, bởi nơi đây từ lâu đã nức tiếng với nghề đan lồng chim truyền thống.

Nghề truyền thống cha truyền con nối
Làng Vác không chỉ được biết đến là miền đất sinh ra hai vị Trạng nguyên và nhiều bậc tiền nhân có công với đất nước mà còn nổi tiếng với nghề truyền thống làm lồng chim. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề làm lồng chim đã có từ lâu đời. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố Nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau đó, cụ truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có “đôi tay vàng”.
Giờ đến làng Vác, hỏi thăm Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ (con trai cả của cụ Ba Mi) thì ai cũng biết. Người tiếp nối nghề truyền thống ông cha truyền lại với nghề làm lồng chim chân truyền từ ông tổ làng nghề, “cụ cố, Nghệ nhân Nguyễn Văn Tý”. Ông Nghệ chia sẻ: “lồng chim làng Canh Hoạch có đặc trưng riêng ít nơi nào sánh được - đó là sự bền, đẹp, sang trọng, có sức hút rất lớn đối với những người có sở thích nuôi chim cảnh”.
Ông cho biết thêm: “để đáp ứng được tiêu chí bền, đẹp, sang, người thợ phải kỳ công làm khá nhiều công đoạn như chọn tre nguyên liệu phải là loại tre rừng từ các tỉnh miền núi Hòa Bình, Cao Bằng. Sau khi nhập về, tiếp đến các công đoạn ngâm, luộc, hun tre, vót nan làm đáy, vanh (người dân ở đây gọi vành như vậy), cửa, cầu… mỗi công đoạn này phải cẩn thận nếu không đủ thời gian, hay quá lửa sẽ không đáp ứng được chất lượng cũng như thẩm mỹ”.

Bắt kịp với kinh tế thị trường và phát triển kinh tế nông thôn, hiện làng Vác có hơn 1.000 hộ làm lồng chim. Tạo công ăn việc làm cho tất cả người dân từ trẻ em đến người già, mọi người đều có thể tham gia vào quá trình sản xuất.

Để xem cách hoàn thiện một chiếc lồng chim như thế nào, chúng tôi ghé qua hộ sản xuất của gia đình anh Hỗ và chị Bắc. Nhìn anh đang thoăn thoắt hoàn thiện đáy lồng, một người phụ trách làm chân, con gái làm vanh và chị Bắc làm thân lồng. Dù đảm nhận những công việc khác nhau, nhưng người nào cũng hết lòng với việc của mình. Đấy chính là bí quyết để những người thợ thủ công tạo ra được những sản phẩm ăn khớp từng chi tiết.
“Gia đình tôi nối nghiệp nghề làm lồng chim từ các cụ, chúng tôi khi tiếp quản cơ sở, cũng truyền nghề lại cho các con để chúng tiếp tục theo nghề truyền thống của cha ông. Làm lồng chim rất khó để phân biệt khâu nào quan trọng nhất vì mọi khâu đều quan trọng như nhau: từ lựa chọn nguyên liệu, vót vanh, làm đáy, làm thân lồng… đều phải đặt vào đó tâm huyết và sự khéo léo. Chúng tôi làm lồng chim theo đơn đặt hàng, trước khi làm thì phải tìm hiểu về loại chim mà khách đặt để thiết kế lồng cho phù hợp với từng loại. Điều đó cũng đòi hỏi sự tinh tế ở người thợ thủ công”- anh Hỗ chia sẻ.

Để làm nên một chiếc lồng chim đẹp, người thợ ngoài đôi bàn tay khéo léo, còn phải hiểu từng loại chim để làm ra những chiếc lồng phù hợp với hình dáng và tập quán sinh hoạt của chim.
Theo bác Thọ: “làm lồng khó ở chạm đường viền cho các vanh lồng. Chạm họa tiết cách điệu của chữ vạn, chữ thọ hoặc chữ nhật gấp khúc trên một mặt hẹp 0,5 cm đòi hỏi tay nghề rất cao, chỉ chệch một đường dao là bao nhiêu công sức lại “đổ sông đổ bể”. Với những lồng đặt đặc biệt, phải chạm đủ tứ quý long, ly, quy, phượng... vào các đường vanh bao tròn quanh lồng, chạm hình rồng trên cầu chim đậu, chạm đốt tre trên móc treo...”.

Tại làng Vát, sản xuất nghề thủ công chiếm khoảng 70% tổng thu nhập, trong khi nông nghiệp chỉ còn chiếm 10%. Với nghề làm lồng chim, thu nhập của người dân trung bình khoảng 8 triệu/tháng.
“Trước đây, làm nông nghiệp rất vất vả, cực nhọc mà thu nhập chẳng đáng bao nhiêu. Sau khi chuyển sang làm nghề đan lồng chim, đời sống khấm khá hơn. Các gia đình trẻ trong làng đều nối nghiệp theo nghề, thành ra nghề làm lồng chim đang phát triển mạnh mẽ hơn. Gia đình ông đã gắn bó với nghề đan lồng chim cả cuộc đời. Giờ đây, nghề ấy lại được những người con của ông bà tiếp nối. Bản thân ông, dù đã đến tuổi nghỉ ngơi nhưng vẫn hàng ngày đan lồng chim như một… thói quen”. Bác Thọ chia sẻ thêm.

Điểm đến quen thuộc của giới nuôi chim cảnh
Bước chân vào đến làng, ta sẽ bị hút vào không khí lao động nhộn nhịp, khẩn trương. Những người dân trong làng ai nấy đều tất bật không ngơi tay. Dù trong thời gian cả thành phố đang phải gồng mình chống dịch, hay trong tháng 12 này Thủ đô đang trong giai đoạn “bình thường mới” nhưng ở đây không hề chững lại nhịp sống của làng nghề thủ công truyền thống. Họ vẫn tất bật, vẫn đứng vững trước cơn bão đô thị hóa, để làm ra những sản phẩm mộc mạc, giản dị, gắn bó với cuộc sống hàng ngày như đã từng gắn bó hàng trăm năm.

Ngoài chiếc lồng truyền thống, các nghệ nhân còn sáng tạo thêm nhiều kiểu dáng lồng phong phú như quả đào, quả cầu, lá vả... để nuôi chim gáy. Lồng quả chuông, loại 3 vanh 60 nan và loại 4 vanh, 64 nan là lồng nuôi chim yến được nhiều người chơi chim ưa chuộng. Khách hàng đặt lồng khướu, họa mi, chào mào, chích chòe, sơn ca... kiểu gì nghệ nhân cũng sẵn sàng. Dưới bàn tay nghệ nhân làng Vác, mỗi chiếc lồng đều có họa tiết chạm trổ tinh xảo, xứng đáng để nuôi những chú chim quý hoặc đơn giản chỉ để dùng treo trong nhà hay bày biện trong những không gian sang trọng.
Nói đến lồng chim, người chơi chim ai cũng phải nhắc tới lồng chim làng Vác. Cũng trải qua các công đoạn làm lồng như lựa chọn nguyên liệu, ngâm tre, hun tre, vót nan làm đáy, làm vanh, gắn đế, ráp lồng, nhưng lồng chim làng Vác đòi hỏi các công đoạn cầu kỳ hơn nhiều mà chỉ những người dân làng sành nghề mới biết, để làm. Chỉ nói riêng công đoạn chọn tre làm lồng cũng khiến cánh buôn tre phải “mắt tròn, mắt dẹt” bái làm thầy.
Chẳng vì thế mà lồng chim làng Vác, dù có đủ mọi kích cỡ, kiểu dáng khác nhau, nhưng đều có điểm chung là để càng lâu càng rắn chắc, bóng đẹp… do đó, làng trở thành địa chỉ nức tiếng mà giới chơi chim cảnh sành sỏi ở khắp cả nước lặn lội tìm về để mua những chiếc lồng ưng ý./.
Quang Vinh
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- nghề đan lồng chim /
- Làng Vác /
- Làng Canh Hoạch /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Người dân Nghệ An đứng ngồi không yên vì lúa không kết hạt
DNTH: Đã gần đến thời điểm thu hoạch vụ lúa Xuân 2025, nhưng nhiều hộ dân ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đứng ngồi không yên bởi gần 1.900 ha lúa thoái hóa đầu bông, gié; trổ không thoát, lép xanh, không...

Khuyến cáo nông dân tăng kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa
DNTH: Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, dự báo thời gian tới, một số sinh vật gây hại như chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ rầy, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn - bạc lá trên cây lúa; sâu đục...

Chông chênh nghề nuôi cá vược
DNTH: Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Xâm nhập mặn giảm dần từ tháng 5
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày cuối tháng 4, thời tiết khu vực Nam Bộ phổ biến ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi. Nhiều khả năng mực nước tại các trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm và ở...

Từ phụ phẩm thành tiền tỷ: Doanh nghiệp nhỏ làm chủ cuộc chơi nông nghiệp tuần hoàn
DNTH: Từ vỏ trái cây, bã cà phê đến chất thải chăn nuôi – những thứ từng bị bỏ đi, nay trở thành nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ không chỉ kiếm tiền từ rác, mà còn mở ra hướng đi mới cho...

Máy sấy nông sản mini cho hợp tác xã nhỏ – Vì sao chính sách hỗ trợ vẫn chưa đến tay?
DNTH: Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết bị chế biến sau thu hoạch, thực tế cho thấy rất ít hợp tác xã (HTX) nhỏ ở nông thôn tiếp cận được với máy sấy nông sản mini – một thiết bị tưởng chừng đơn giản nhưng lại...
Đô thị cuộc sống
-
Mức hỗ trợ đóng BHYT mới nhất từ ngân sách theo Luật BHYT sửa đổi từ tháng 7/2025
-
Hà Nội đề xuất hỗ trợ 3 triệu/người để mua xe điện
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Rắn cạp nong cắn: Lời cảnh tỉnh từ ca bệnh hiểm nghèo ở Gia Lai
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...