Bộ NN&PTNT điều chỉnh thời gian lấy nước vụ Xuân tại 11 tỉnh thành Bắc Bộ

06:42 | 11/02/2025

DNTH: Trong công điện phát đi chiều 10/2, Bộ NN&PTNT cho biết sẽ duy trì nguồn nước bổ sung như hiện tại đến hết 24 giờ ngày 11/2/2025. Thời gian còn lại của Đợt 2, duy trì liên tục mực nước tại trạm Sơn Tây (TP Hà Nội) ở mức 1,3m.

Theo Bộ NN&PTNT, tính đến 15 giờ ngày 10/2, diện tích có nước toàn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 451.762ha/ 488.615ha, đạt 92,5% kế hoạch gieo cấy vụ Xuân 2025.

7/11 địa phương cơ bản đã hoàn thành kế hoạch lấy nước gồm: Thái Bình 100%, Nam Định 99%, Hà Nam 99%, Phú Thọ 97%, Ninh Bình 97%, Hưng Yên 96%, Bắc Ninh 92%; các địa phương còn lại có diện tích đủ nước tương đối cao gồm: Hải Dương 91%, Hải Phòng 85%, Hà Nội 80%, Vĩnh Phúc 79%.

Tỷ lệ lấy nước của Hà Nội đã đạt hơn 80% kế hoạch toàn vụ Xuân 2025.
Tỷ lệ lấy nước của Hà Nội đã đạt hơn 80% kế hoạch toàn vụ Xuân 2025.

Trên cơ sở tiến độ lấy nước, kết quả kiểm tra thực tế, ý kiến của các cơ quan chuyên môn và trao đổi với lãnh đạo UBND, Sở NN&PTNT một số tỉnh, TP, để giảm thiểu lượng xả từ các hồ chứa thủy điện, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo điều chỉnh Đợt 2 lấy nước.

Cụ thể, Bộ NN&PTNT tiếp tục duy trì nguồn nước bổ sung như hiện tại đến hết 24 giờ ngày 11/2/2025. Thời gian còn lại của Đợt 2 (từ 0 giờ ngày 12/2 đến 24 giờ ngày 14/2/2025), duy trì liên tục mực nước tại trạm Sơn Tây (TP Hà Nội) ở mức 1,3m.

Sau thời gian kết thúc Đợt 2, các hồ chứa thủy điện vận hành theo quy định quy trình vận hành liên hồ chứa để các địa phương hoàn thành 100% diện tích gieo cấy và phục vụ tưới dưỡng.

Để hoàn thành kế hoạch lấy nước theo nhu cầu gieo cấy, Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) đề nghị các địa phương chưa hoàn thành kế hoạch lấy nước tăng cường các giải pháp, vận hành tối đa công trình thủy lợi để hoàn thành kế hoạch lấy nước phục vụ gieo cấy và tích trữ nước cho tưới dưỡng.

Cùng với đó, tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân phối hợp với các đơn vị khai thác công trình thủy lợi lấy nước lên ruộng, giữ nước chặt chẽ, sớm tổ chức làm đất và gieo cấy trong khung thời vụ đã được khuyến cáo để tránh gây thất thoát, lãng phí nước.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chủ động nhiều giải pháp ứng phó xâm nhập mặn

DNTH: Theo dự báo của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, tình hình hạn mặn năm 2025 trên địa bàn không nghiêm trọng như mùa khô 2015 - 2016, 2019 - 2020 nhưng ở mức cao và sẽ có những giai đoạn diễn biến cực đoan, gay gắt.

Nông dân hoãn việc gieo cấy để chờ giá rau xanh tăng cao

DNTH: Liên tiếp vài tuần gần đây, giá rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc rớt giá mạnh, điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người nông dân.

Nhiều nhà vườn ở 'thủ phủ điều' đối mặt với nguy cơ mất mùa

DNTH: Hiện nay, nhiều nhà vườn tại “thủ phủ điều” Bình Phước đang trong thời kỳ ra bông, đậu trái và nuôi trái. Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời tiết bất lợi xuất hiện nhiều sâu bệnh “tấn công” khiến nhiều...

Liên kết trồng rau, nuôi cá, thu nhập tăng cao

DNTH: Khai thác lợi thế xứ đồng có sông Hồng chảy qua, HTX Kim Đức đã nuôi thêm cá lồng, giúp thu nhập tăng cao.

Năng suất lúa Đông Xuân tăng, giá giảm

DNTH: Vụ lúa Đông Xuân 2024 - 2025, tỉnh Đồng Tháp xuống giống 183.283 ha, đạt 98% so với kế hoạch. Diện tích thu hoạch 12.321 ha, năng suất bình quân hơn 7 tấn/ha, năng suất tăng hơn đầu tháng 1/2025 hơn 300 kg/ha. Tuy vậy, giá lúa Đông Xuân...

Ninh Bình: nâng cao đời sống kinh tế từ cây rau má

DNTH: Mô hình sản xuất rau má theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đang được triển khai, đầu tư công nghệ, chế biến thành sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, từ đó nâng cao giá trị và tạo thương hiệu cho sản phẩm...

XEM THÊM TIN