Cao Phong (Hòa Bình): Vốn đầu tư công được sử dụng thế nào?

05:55 | 19/06/2020

DNTH: Doanh nghiệp Trương Sơn CP đã trúng hàng loạt gói thầu thuộc lĩnh vực xây dựng tại huyện Cao Phong. Tuy nhiên, số tiền Doanh nghiệp này tiết kiệm được cho ngân sách là vô cùng hạn chế.

Huyện Cao Phong được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002 trên cơ sở chia tách huyện Kỳ Sơn thành 2 huyện Kỳ Sơn và Cao Phong theo Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ. Huyện có tổng số 25.527,83 ha diện tích đất tự nhiên với 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 1 thị trấn.

Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, huyện Cao Phong đã giành được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Đây là cơ sở và tiền đề quan trọng để huyện tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề ra.

Tuy nhiên, những năm gần đây, ông Quách Văn Ngoan – Chủ tịch UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình) đã phê duyệt hàng loạt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) và giao cho Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện Cao Phong làm bên mời thầu/chủ đầu tư. Đã chi hơn 100 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách và hỗ trợ khác để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Ông Quách Văn Ngoan – Chủ tịch UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình)

Trúng sát giá, tiết kiệm nhỏ giọt

Theo tài liệu PV có được cho thấy, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công tại huyện Cao Phong có nhiều bất cập khi doanh nghiệp “quen mặt” đã trúng nhiều dự án lớn nhưng tỉ lệ trúng rất sát giá, tiết kiệm không đáng kể cho Ngân sách. Ngoài ra, quá trình triển khai các dự án, gói thầu doanh nghiệp này bị tố chậm tiến độ, nhiều công trình chất lượng không đảm bảo.

Điển hình nhất là Công ty TNHH xây dựng Trường Sơn CP (gọi tắt là Công ty Trường Sơn, có địa chỉ tại Khu 2, TT.Cao Phong, huyện Cao Phong, tình Hòa Bình) mới thành lập từ năm 2016, do ông Ngô Minh Hùng là người đại diện pháp luật.

Công ty Trường Sơn đã trúng Gói thầu thi công xây lắp thuộc Dự án “Công trình: Cải tạo, sửa chữa nhà văn hóa huyện Cao Phong”, với giá trúng thầu 2.172.187.000 đồng (giá gói thầu 2.178.720.000 đồng).

Một gói thầu gần 2,2 tỷ đồng chỉ tiết kiệm vỏn vẹn khoảng 6 triệu đồng theo Quyết định (PDKQ) số 285/QĐ-BQL ngày 28/11/2019 do ông Nguyễn Văn Kỳ – Giám đốc Ban QLDAĐTXD huyện Cao Phong ký.

Trước đó 4 tháng, tại Gói thầu thi công xây lắp thuộc Dự án “Công trình: Cải tạo, mở rộng trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Yên Lập, xã Yên Lập, huyện Cao Phong”, với giá gói thầu 3.062.259.000 đồng và giá trúng thầu 3.060.491.000 đồng.

Một gói thầu hơn 3 tỷ đồng chỉ tiết kiệm tượng trưng khoảng 2 triệu đồng theo Quyết định (PDKQ) số 100/QĐ-BQL ngày 17/7/2019, tiếp tục được ông Kỳ ký.

Cũng trong ngày 17/7/2019, ông Nguyễn Văn Kỳ tiếp tục ký cho doanh nghiệp Trường Sơn CP trúng Gói thầu thi công xây lắp thuộc Dự án “Công trình: Cải tạo, mở rộng trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Yên Thượng, xã Yên Thượng, huyện Cao Phong”, với giá trúng 3.090.269.000 đồng (giá gói thầu 3.091.610.000 đồng). Một gói thầu gần 3,1 tỷ đồng chỉ tiết kiệm nhỏ giọt khoảng 1 triệu đồng theo Quyết định (PDKQ) số 103/QĐ-BQL.

Quyết định trúng thầu của huyện Cao Phong đối với doanh nghiệp Trường Sơn CP

Trước đó vào năm 2018, tại Gói thầu thi công xây lắp thuộc Dự án “Công trình: Nâng cấp kênh mương bai Thắng Lợi, xã Dũng Phong, huyện Cao Phong”, với giá trúng thầu 1.244.202.115 đồng (giá gói thầu 1.250.607.000 đồng). Một gói thầu gần 1,3 tỷ đồng chỉ tiết kiệm khoảng 6 triệu đồng theo Quyết định (PDKQ) số 165/QĐ-BQL ngày 6/8/2018.

Chưa dừng lại ở đó, năm 2016 chỉ trong 1 ngày 16/11/2016, Liên danh Công ty TNHH xây dựng Trường Sơn CP và Công ty TNHH MTV Tân Trường Sơn đã trúng 2 gói thầu do Ban Quản lý DADTXD huyện Cao Phong làm chủ đầu tư.

Cụ thể, một là tại Gói thầu thi công xây lắp thuộc Dự án “Nhà bia ghi tên Liệt Sỹ xã Nam Phong, huyện Cao Phong”, với giá trúng thầu 1.373.622.000 đồng (giá gói thầu 1.376.090.000 đồng) theo Quyết định (PDKQ) số 23/QĐ-LĐTB&XH.

Hai là tại Gói thầu thi công xây dựng thuộc Dự án “Nghĩa trang liệt sỹ huyện Cao Phong”, với giá gói thầu 3.543.636.000 đồng và giá trúng thầu 3.540.636.000 đồng. Một gói thầu hơn 3,5 tỷ đồng chỉ tiết kiệm tượng trưng khoảng 3 triệu đồng theo Quyết định (PDKQ) số 22/QĐ-LĐTB&XH.

Công trình đang thi công… đã hỏng

Như trước đó, chúng tôi cũng đã phản ánh về “Dự án xây dựng sân vận động xã Đông Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”, đã bị sạt lở nghiêm trọng khi đang trong quá trình thi công.

Dự án này do Ban QLDAĐTXD huyện Cao Phong làm chủ đầu tư, được UBND huyện Cao Phong phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 05/05/2016 và phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quyết định số 1218/QĐ-UBND ngày 07/07/2017.

Được biết, dự án có giá trị xây lắp 2.562.550.000 đồng (hơn 2,5 tỷ đồng) và Công ty TNHH xây dựng Trường Sơn CP đã trúng gói thầu trên. Sự việc bắt đầu vào chiều ngày 1/5/2018. Sau trận mưa trên địa bàn xã, khoảng 20m tường dài của sân vận động xã Đông Phong bị sạt lở nghiêm trọng.

Dự án sân vân động xã Đông Phong được đầu tư hơn 2,5 tỷ đồng nhưng chỉ một cơn mưa, đổ 20m tường kè do nhà thầu Trường Sơn CP thi công

Ghi nhận trực tiếp tại hiện trường vụ sạt lở vào ngày 3/5, PV có thể dễ dàng nhấc ra cả tảng lớn xi măng mà không tốn nhiều sức. Cùng với đó, theo quan sát, xi măng và cát pha trộn để làm vữa xây dựng công trình cũng không đồng đều, PV có thể vò nát những cục vữa mới xây của công trình bằng tay không.

Phần móng của tường được làm từ bê tông cốt thép, tuy nhiên cũng chỉ có 2 cây phi sắt 18 là chủ đạo. Khu vực sân khấu của sân vận động cũng được đổ bê tông rất mỏng, có chỗ độ dày chỉ khoảng 5-7cm.

“Việc sân vận động sạt lở không thể đổ được cho trời mưa. Trước khi thi công phải tính toán hết phương án, kể cả có ngập úng. Chưa xây dựng xong mà đã bị sạt lở như này, liệu nhà thầu cũng như chủ đầu tư ăn bớt công trình không? Mong PV làm rõ để người dân chúng tôi khỏi hoang mang”,  ông H., một người dân địa phương bức xúc.

Theo tìm hiểu, mặc dù sự việc xảy ra ngày 1/5, nhưng đến ngày 3/5, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cao Phong mới có báo cáo nhanh gửi UBND huyện Cao Phong về sự cố.

Xi măng, đá và cát pha trộn để làm vữa xây tại công trình cũng không đồng đều

Trao đổi với PV vào thời điểm đó, ông Nguyễn Văn Kỳ – Giám đốc Ban QLDAĐTXD huyện Cao Phong cho biết, “Công trình đang thi công chưa đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thi công biện pháp mình ngăn nước, thu nước tại các vị trí kia vẫn chưa được triệt để… Có thể chất lượng vẫn chưa đạt 100% dự toán, chưa kiểm soát hết được. Còn nếu mổ xẻ vấn đề đó vẫn chưa đạt”.

Ngoài ra, theo thông báo số 102/BQL-KT ngày 11/09/2017 của chủ đầu tư, ngày khởi công là 13/9/2017, tiến độ thi công 90 ngày. Tuy nhiên, tính đến thời điểm sạt lở, dự án đã chậm tiến độ 5 tháng và vẫn chưa biết ngày hoàn thành.

Trước sự việc này, ông Kỳ phân trần: “Thời gian đó là chưa tính ngày lễ, ngày tết, ngày mưa gió, vả lại còn gia hạn hợp đồng”. Khi PV đề nghị tiếp cận bản gia hạn hợp đồng, ông Kỳ cho biết: “Khi nào phía bên An ninh gửi về thì tôi sẽ gửi lại cho PV”.

Điệp khúc trúng sát giá, tiết kiệm không đáng kể từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và công trình “chưa làm đã hỏng” của doanh nghiệp Trường Sơn CP, dự luận đặt ra nhiều câu hỏi, bức xúc về tính minh bạch trong công tác đấu thầu và trong quá trình triển khai thi công dự án tại địa phương này…

PV tổng hợp

Theo https://doanhnhanthudo.vn/cao-phong-hoa-binh-von-dau-tu-cong-duoc-su-dung-the-nao.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?

Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.

Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?

Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...

Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.

Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?

Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.

Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?

Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...

Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn

Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.

XEM THÊM TIN