Câu chuyện về 2 sản phẩm OCOP tham dự 4 sao tham gia đánh giá lại đợt 1 năm 2024 của huyện Tân Yên

07:47 | 06/08/2024

DNTH: Mỗi sản phẩm đều mang trong mình câu chuyện về nguồn gốc, cách làm, chất lượng và cả tình yêu của con người với sản phẩm đó. Thông qua từng câu chuyện, “linh hồn” và những điều diệu kỳ xoay quanh sản phẩm sẽ rút ngắn khoảng cách, mang sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Chính câu chuyện sản phẩm cũng là một trong những tiêu chí đánh giá, phân hạng sao OCOP nói chung và trong lần đánh giá, phân hạng huyện Tân Yên đợt 1/2024 của nói riêng. 

Hơn 30 năm bén rễ trên đất Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang), được nhân giống từ 1 gia đình cựu chiến binh tâm huyết. Đến nay, quả vú sữa Tân Yên đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao - thơm ngon nức tiếng gần xa, đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho nhiều hộ gia đình nơi đây. Năm nay, sản phẩm vú sữa Tân Yên tiếp tục tham dự đánh giá lại, phân hạng sao OCOP đợt 1/2024.

Câu chuyện về 2 sản phẩm OCOP tham dự 4 sao tham gia đánh giá  lại đợt 1 năm 2024 của huyện  Tân Yên 1
Ông Nguyễn Văn Cường bên cây Vú sữa đầu tiên – khởi nguồn cho sản phẩm Vú sữa Tân Yên Ocop 4 Sao

So với các loại quả khác, Vú sữa được trồng ở Tân Yên muộn hơn, khởi nguồn từ năm 1987 do vợ chồng người cựu chiến binh Nguyễn Văn Cường thấy quả ngon mang ươm trồng tại thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức. Giống như phận người, cây vú sữa nơi đây cũng phải trải qua nhiều sóng gió cuộc đời, nhiều thăng trầm thời cuộc và rồi trong cơn bĩ cực miên man ấy cây vú sữa vẫn tồn tại, kiên cường phát triển, đi qua gian khổ để cũng những người dân chịu thương chịu khó mở rộng diện tích, cải thiện chất lượng và bước vào thời kỳ tươi sáng hơn. Từ năm 2011 Vú sữa Tân Yên được biết đến như cây đặc sản nổi tiếng khắp trong, ngoài tỉnh Bắc Giang mang lại giá trị kinh tế ổn định cho người dân nơi đây.

Vú sữa Tân Yên rất đặc biệt được trồng thành vùng chuyên canh tại xã Hợp Đức với giống cây được lựa chọn, tách chiết từ cây vú sữa đầu dòng, qua bàn tay trồng và chăm sóc của người dân áp dụng quy trình Vietgap nghiêm ngặt đã làm lên sản phẩm “Vú sữa Tân Yên”chất lượng tuyệt hảo, quả to tròn đều, vỏ trái có màu xanh bóng rất đẹp mắt. Thịt quả rất thơm, hơi mềm dịu và có vị ngọt lịm thanh mát, giàu vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe và phần nước trắng đục như sữa mẹ sẽ là đọng lại ấn tượng đặc biệt khó quên nơi vị giác của những ai từng biết và thưởng thức nó.

Với quyết tâm nâng cao hơn vị thế của thương hiệu “Vú sữa Tân Yên”, người cựu chiến binh năm nào đã cùng những người tâm huyết với sản vật quê hương thành lập Hợp tác xã Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vú sữa Hợp Đức (thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) để cùng nhau canh tác, sản xuất, phát triển để mang lại cho người tiêu dùng một sản phẩm chất lượng, an toàn như một món quà sức khỏe đến với người tiêu dùng trong cả nước

Chính những nỗ lực, sự sáng tạo và kiên trì trong phát triển cây vú sữa cùng với sự quan tâm của lãnh đạo huyện Tân Yên, nhiều hình thức quảng bá, giới thiệu hình ảnh cây vú sữa tổ được triển khai giúp sản phẩm vú sữa của HTX sản xuất và tiêu thụ vú sữa Hợp Đức được đẩy mạnh. Trải qua bao mưa gió bão bùng, thậm chí có những thân cây không chịu được thời tiết đã gãy. Nhưng bằng sức sống mãnh liệt, cây vẫn tự hồi phục và còn mọc thêm nhiều cành mới rồi vươn cao, cho ra nhiều trái hơn. Hình ảnh cây vú sữa tổ sừng sững giữa đất trời – can trường hi sinh để mang cho đời những hương thơm, trái ngọt như chính đức tính của người dân nơi đây nói riêng và người dân Bắc Giang nói chung đang nỗ lực từng ngày, đưa tỉnh Bắc Giang vươn lên mạnh mẽ. 

Câu chuyện về 2 sản phẩm OCOP tham dự 4 sao tham gia đánh giá  lại đợt 1 năm 2024 của huyện  Tân Yên 4
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm trưởng đoàn đến thăm HTX măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu

Cũng nằm trong 14 sản phẩm tham dự đánh giá phân hạng OCOP 4 sao đợt 1/2024 của huyện Tân Yên, sản phẩm măng lục trúc tươi của HTX măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu (thôn Khánh Ninh, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) lại gắn liền với lịch sử. Tự cổ chí kim, cây tre được coi là hiện thân cho tinh thần yêu nước, là bản sắc kiên cường, anh dũng của người dân đất Việt. Qua hàng ngàn năm lịch sử, ngoài các tác dụng chở che, bao bọc văn hóa cộng đồng làng quê, làm vũ khí cản bước quân thù thì cây tre non còn là một món ăn ngon trong nền ẩm thực đã có từ bao thế hệ. Búp tre non hay còn gọi là măng là thực phẩm rất đỗi quen thuộc mà có thể coi những bí quyết chế biến đã nằm lòng với mọi gia đình. Đặc biệt, có một loại sản vật tại Ngọc Châu tuy quen mà cũng rất lạ đó là “Măng Lục Trúc”.

Măng lục trúc là một giống măng rất đặc biệt, không giống bất kỳ loại măng nào trên thị hiện nay. Cách đây ba thập kỷ dấu ấn đầu tiên của Măng Lục Trúc tại vùng quê nghèo Ngọc Châu là một thử nghiệm không hề suôn sẻ, đôi lúc tưởng chừng như tuyệt chủng. Song với một sức sống mãnh liệt, một điều thần kỳ với quyết tâm gìn giữ, tái tạo, khôi phục và duy trì giống măng này của các thành viên HTX Măng Lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu mà giống măng Lục Trúc ngày một phát triển, mở rộng diện tích dần trở thành đặc sản cao cấp mang lại thu nhập ổn định cho người dân Ngọc Châu.

Với mong muốn quảng bá, phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm măng tre Lục Trúc, năm 2018, bà Dương Thị Luyện đã thành lập Hợp tác xã măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu với 8 thành viên ban đầu với mục đích gây dựng, mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng và xây dựng, phát triển thương hiệu “Măng Lục Trúc tươi Lâm Sinh Ngọc Châu” trở thành một đặc sản có tính đại diện, đặc trưng cho nông sản Bắc Giang nói chung và Ngọc Châu, Tân Yên nói riêng. Bằng sự tự tin về quy trình trồng, chăm sóc, thu hái áp dụng quy trình đặc biệt  mà sản phẩm “Măng lục trúc tươi Lâm Sinh Ngọc Châu” cho ra chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giàu dinh dưỡng, hương vị độc đáo và duy nhất.

Câu chuyện về 2 sản phẩm OCOP tham dự 4 sao tham gia đánh giá  lại đợt 1 năm 2024 của huyện  Tân Yên 5
Sản phẩm Măng Lục trúc của HTX măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu

Măng lục trúc có hình thuôn dài như sừng bò, củ măng cho chất lượng cao nhất khi thu hoạch củ vẫn còn nằm trong đất. Màu sắc vỏ vàng sáng, lõi trắng muốt và mang trong mình nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể, giàu các chất tinh bột, chất xơ, các vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. Măng lục trúc hoàn toàn sạch và có vị thơm, giòn, ngon ngọt nhẹ, có nhiều cách chế biến như làm nộm, luộc, xào, ngâm măng ớt, sấy khô,… với hương vị đặc trưng, chất lượng tuyệt hảo mà không một loại măng nào trên đất nước Việt Nam có được sẽ là một món ăn tinh tế sẵn sàng chinh phục mọi thực khách khi thưởng thức.

Mỗi sản phẩm đều có câu chuyện kể, chủ thể tạo ra các sản phẩm này, ở đây là vú sữa Tân Yên và măng lục trúc Lâm Sinh Ngọc Châu đã kể câu chuyện sản phẩm OCOP của mình được xây dựng dựa trên đặc trưng vùng địa lý, các yếu tố lịch sử, văn hóa để kết tinh ra sản phẩm, phương thức sản xuất, công dụng và điểm nổi bật tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm. Qua những câu chuyện kể do chính các chủ thể và người trực tiếp làm ra những sản phẩm đã góp phần "rút ngắn" khoảng cách, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng. Từ đó, tạo nên và củng cố thị trường cho chính sản phẩm, không chỉ là thị trường trong nước mà còn mở rộng ra nước ngoài. Đồng thời cũng là phương tiện truyền tải, lan tỏa đặc điểm, văn hóa của mảnh đất quê hương đi lên từ nền văn hóa nông nghiệp. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh

DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha

DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn

DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn

DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Kiểm soát nghiêm ngặt chăn nuôi động vật hoang dã

DNTH: Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã tại Đồng Nai đang phát triển mạnh, mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.

XEM THÊM TIN