Đã tìm ra vướng mắc trong xuất khẩu tôm hùm bông vào Trung Quốc

14:54 | 14/11/2023

DNTH: Vướng mắc trong xuất khẩu tôm hùm bông vào Trung Quốc là vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm, nguy cấp và các thủ tục chứng minh quá trình nuôi trồng.

Mới đây, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã có báo cáo gửi Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam về kết quả làm việc với Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc về xuất khẩu tôm hùm bông.

Để xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu tôm hùm bông sang thị trường Trung Quốc, theo đề nghị của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (từ tháng 9/2023), ngày 10/11/2023 Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc đã liên hệ tổ chức cuộc làm việc trực tuyến giữa Tổng cục Hải quan Trung Quốc với phía Việt Nam để trao đổi về tình hình xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc.

Theo đó, tại buổi làm việc, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (CLCB&PTTT) đã ghi nhận sự hợp tác của Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật trong việc thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sống của Việt Nam sang Trung Quốc (bao gồm tôm hùm bông) trong thời gian vừa qua (đến nay phía bạn đã phê duyệt cho 46 cơ sở bao gói tôm hùm xuất khẩu sang Trung Quốc).

Tiêu dùng & Dư luận - Đã tìm ra vướng mắc trong xuất khẩu tôm hùm bông vào Trung Quốc
Yêu cầu an toàn thực phẩm đối với tôm hùm bông xuất sang Trung Quốc không thay đổi.

Cục CLCB&PTTT đã nêu về tình hình xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc bị ách tắc không rõ nguyên nhân từ tháng 8/2023 trở lại đây. Cục đã có các văn bản gửi Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật đề nghị trao đổi thông tin và các chính sách mới (nếu có) của phía Trung Quốc nhưng chưa nhận được trả lời.

Tại buổi làm việc, Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo về quy định của Trung Quốc về tôm hùm bông. Theo đó, phía bạn xác định tôm hùm bông nuôi thông qua các tiêu chí không được đánh bắt trực tiếp từ biển và phải có minh chứng quá trình nuôi rõ ràng. Đồng thời, không sử dụng nguồn giống khai thác từ tự nhiên (con giống phải là thế hệ F2).

Phía Trung Quốc cho biết, về thủ tục nhập khẩu tôm hùm bông nuôi, nhà nhập khẩu Trung Quốc phải xin cấp phép về Bảo vệ động vật hoang dã từ Cục Ngư nghiệp, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

Đồng thời nhấn mạnh, thủ tục thông quan lô hàng và kiểm tra an toàn thực phẩm không thay đổi so với trước đây.

Nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sống khai thác tự nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, đại diện phía Trung Quốc đề xuất hai bên nhanh chóng xem xét, ký kết Nghị định thư về kiểm soát thủy sản sống khai thác tự nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và sẽ gửi đề xuất tới phía Việt Nam thông qua Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc.

Từ các thông tin phía Tổng cục Hải Quan Trung Quốc, của đại diện Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc tại buổi làm việc cho thấy, vướng mắc trong xuất khẩu tôm hùm bông vào Trung Quốc là vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm, nguy cấp và các thủ tục (của cả nhà nhập khẩu và cơ sở xuất khẩu) chứng minh quá trình nuôi trồng (từ con giống) đáp ứng yêu cầu này. Các yêu cầu về an toàn thực phẩm, thủ tục hải quan không có thay đổi.

Trên cơ sở đó, Cục CLCB&PTTT đề xuất lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục CLCB&PTTT tiếp tục trao đổi với Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc để cập nhật, thông báo tới các cơ sở bao gói xuất khẩu, cơ sở nuôi tôm hùm bông về quy định, biểu mẫu đăng ký của Trung Quốc đối với xuất khẩu tôm hùm bông sống vào thị trường này.

Sau khi phía Trung Quốc cung cấp biểu mẫu đăng ký mới, Cục Thủy sản chỉ đạo và phối hợp các địa phương thực hiện rà soát, thẩm tra và hoàn thiện danh sách các cơ sở cơ sở nuôi tôm hùm bông xuất khẩu sang Trung Quốc đáp ứng các quy định của Việt Nam và Trung Quốc chuyển Cục CLCB&PTTT để gửi cho phía Trung Quốc;

Để đảm bảo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, giao Cục CLCB&PTTT là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, đăng ký với cơ quan thẩm quyền Trung Quốc, tổ chức làm việc với Đoàn kiểm tra trực tuyến hoặc trực tiếp của Trung Quốc khi được yêu cầu.

Theo Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An

DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

XEM THÊM TIN