Đột phá công nghệ, nâng cao giá trị gạo Việt
09:20 | 23/09/2019
DNTH: Xu hướng hiện nay của các nước nhập khẩu gạo luôn đòi hỏi chất lượng gạo phải ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và truy suất nguồn gốc. Vì vậy để lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững cần có những giải pháp nâng cao chất lượng hạt gạo.
|
Thu hoạch lúa gạo ở ĐBSCL. |
Lúa gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có giá trị XK hàng tỷ USD/năm, là sản phẩm nòng cốt giữ vững thương hiệu quốc gia nông nghiệp trên thế giới.
Những thành quả liên tiếp đạt được về kim ngạch XK gạo trong những năm gần đây tới các thị trường truyền thống cũng như năng lực mở rộng tiếp cận tới các thị trường mới, có tính khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… đã tiếp tục khẳng định khả năng tăng trưởng và phát triển của gạo Việt.
Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong SX, chế biến và bảo quản vẫn còn rất hạn chế đối với các DN SX gạo trong nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và giá thành của gạo Việt Nam so với giống gạo cùng loại của các quốc gia XK gạo lớn như Thái Lan và Ấn Độ.
Theo Bộ Công thương, trong giai đoạn 2010 - 2018, tổng lượng gạo tiêu dùng của Việt Nam dao động từ 19 - 23 triệu tấn/năm, sản lượng gạo XK dao động từ 4,9 - 7,7 triệu tấn/năm, giá trị XK luôn đạt trên 2 tỷ USD/năm và mức kỷ lục 3,08 tỷ USD năm 2018. Song, ứng dụng công nghệ trong chuỗi giá trị lúa gạo còn thấp nên thu nhập của nông dân và DN chưa cao.
Riêng 8 tháng đầu năm 2019 XK gạo đạt 5,4 triệu tấn nhưng trị giá chỉ đạt 1,96 tỷ USD (-15%). Trong năm nay gạo Việt XK sang thị trường Trung Quốc cũng giảm 65% về lượng và 67% về trị giá. Nguyên do vì hiện nay Trung Quốc tăng quản lý về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, siết chặt quản lý biên giới không còn là thị trường dễ tính nữa.
Từ lý do đó lúa gạo Việt Nam cần đột phá về nhiều mặt như nâng công nghệ chất lượng hiệu quả trong SX và tiêu thụ lúa gạo sang các nước trên thế giới.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, GĐ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Bộ NN-PTNT) nhấn mạnh: Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến hiện đang là khâu xung yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam. Vấn đề này cũng đã được xác định là cơ hội và tiềm năng phát triển mạnh cho những sáng kiến mang tính đột phá của ngành lúa gạo, của các DN là chủ thể của chuỗi SX lúa gạo Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách cũng như mục tiêu lâu dài về nâng cao chất lượng, giá trị và năng lực cạnh tranh của gạo Việt.
Hiện tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên cả nước là 50%, riêng ĐBSCL đạt 82%. Sấy lúa là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thu hồi và chất lượng gạo xay xát, nhưng năng lực sấy lúa của Đồng bằng sông Cửu Long còn thấp, chỉ đạt khoảng 56%.
|
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến hiện đang là khâu xung yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam. |
Các hệ thống kho chứa chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật để bảo quản lúa dài ngày (từ 6 - 12 tháng). Hiệu quả chuỗi giá trị ngành lúa gạo vẫn còn thấp, do tỷ lệ thất thoát cao, chất lượng gạo XK còn thấp, phân phối lợi nhuận, chia sẻ rủi ro giữa nông dân và các đối tác còn bất cập. Cơ sở hạ tầng, công nghệ bảo quản, chế biến ở địa phương còn lạc hậu làm gia tăng tổn thất, và giảm chất lượng trong bảo quản.
Lượng gạo XK của Việt Nam đang chiếm khoảng 15% thị trường thế giới nhưng lại không có thương hiệu gạo nổi bật, nên không thu được giá trị gia tăng nhờ thương hiệu.
Theo ông Sơn, để có thể nâng cao giá trị nông sản, nhất là lúa gạo, thông tin về các sản phẩm được chế biến sau lúa, gạo là vô cùng hữu ích cho nông dân, nhà khoa học, các DN và quản lý nhà nước trong nỗ lực nghiên cứu, học hỏi các phương thức SX mới trên thế giới, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng lúa, hạt gạo, và các phụ phẩm sau thu hoạch.
Hiện nay Bộ NN-PTNT đã và đang có nhiều chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về nội dung này và tin tưởng với tính hấp dẫn về đầu tư ngành nông nghiệp, cùng với những cơ hội ngày một mở rộng hơn từ các hiệp định thương mại ký kết gần đây, các DN tham gia trong ngành công nghệ chế biến và bảo quản lúa gạo quan tâm sẽ quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam, hợp tác với DN SX trong nước để thúc đẩy ứng dụng công nghệ, tăng hiệu quả và chất lượng của gạo Việt Nam.
Ông Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho biết: Giá trị của hạt gạo trên thị trường, ngoài chất lượng gạo còn có rất nhiều yếu tố khác tác động như thương hiệu (uy tín của DN), quy trình canh tác và truy xuất nguồn gốc. Để nâng cao hơn nữa giá trị XK gạo của Việt Nam, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đã đạt được, đề nghị các DN XK cần có sự hợp tác và đầu tư nhiều hơn nữa trong việc xây dựng vùng nguyên liệu, áp dụng quy trình canh tác lúa phù hợp, lúa hữu cơ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
|
Lượng gạo XK của Việt Nam đang chiếm khoảng 15% thị trường thế giới nhưng lại không có thương hiệu gạo nổi bật. |
Quan trọng hơn là đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị nghiên cứu để tiếp nhận và quảng bá các giống lúa mới có phẩm chất tốt ra thị trường và duy trì được sự ổn định của chất lượng giống và lúa hàng hóa trong vùng nguyên liệu. Ngoài ra, cũng cần quan tâm hơn nữa đến các giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng và gạo chức năng, mặc dù thị phần không lớn, nhưng có giá trị kinh tế rất cao, mà chưa được quan tâm đúng mức.
Theo LÊ HOÀNG VŨ/Báo Nông Nghiệp

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon
DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới
DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp
DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm
DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...