Dưa hấu vuông: Loại quả chứng tỏ mức độ chịu chơi của các đại gia

16:41 | 09/11/2017

DNTH: Dù không có vị ngọt nổi trội, dưa hấu vuông vẫn luôn đắt hàng bởi hình dáng độc lạ của nó.

 
7-square-watermelons-most-expensive-food-products-in-japan-image-source-fashions-cloud-com-1502714908254

 Dưa hấu vuông có giá đắt đỏ tại Nhật.

Nguồn gốc của dưa hấu vuông

Nhật Bản là nước đầu tiên thành công trong việc tạo trái dưa hấu vuông. Để dễ dàng cất trữ trong tủ lạnh, những người nông dân ở Kagawa, Nhật Bản, đã nghĩ ra cách ép quả dưa hấu thành hình vuông. Sự sáng tạo này cũng giúp cho sản phẩm của họ bán chạy hơn và đắt hơn so với dưa bình thường.

Từ năm 2001 đến nay, hàng năm, nông dân Nhật Bản chỉ sản xuất được 400 trái. Hiện nay dưa hấu vuông được bán trong các siêu thị với giá 10.000 yên/quả (khoảng 1,3 triệu đồng/quả).

Không chỉ vậy, một số công ty cung cấp lương thực thực phẩm Brazil cũng đã nghiên cứu và trồng dưa hấu vuông. Dưa hấu này đạt đến độ chín mất 60 ngày.

Giống dưa hấu vuông ngon nhất được trồng ở vùng Zentsuji, Nhật Bản. Mỗi quả dưa hấu vuông có trọng lượng khoảng chừng 6kg, nhưng mức giá của chúng luôn ngất ngưởng ở mức 1,5 triệu đồng đến 18 triệu đồng,  mức giá chỉ có giới nhà giàu mới mua được.

Mặc dù giá cả của trái dưa hấu vuông rất đắt, những người dân giàu có và sành điệu tại Tokyo và Osaka, Nhật Bản vẫn không ngần ngại bỏ ra 82 USD để mua một quả dưa tiện ích và lạ mắt.

Loại dưa này được hái ở Nhật khi còn chưa chín, sau đó xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Nga. Các nông dân sẽ tự dán nhãn và hoàn thành các công đoạn đóng gói sản phẩm. Ở Nga, giống dưa hấu vuông rất được yêu thích trên thị trường, tình trạng “cung không đủ cầu” xuất hiện thường xuyên. Mức giá bán lẻ một quả dưa tại chuỗi cửa hàng ở Nga lên đến hơn 18 triệu đồng/quả.

Cách tạo dưa hấu vuông thú vị tại Việt Nam

Những thông tin trên đây dội tới Việt Nam và khiến cho nhiều Hai Lúa miệt vườn Đồng bằng sông Cửu Long xôn xao, bàn tán.

Tiếp đó, vào cuối năm 2004, diễn đàn của trường Đại hoc Cần Thơ về "Trái dưa hấu vuông" đã được khơi mào bởi ông Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ. Có người cho nó là sản phẩm của công nghệ chuyển gen. Còn có người lại cho rằng người Nhật dùng kỹ thuật ép khuôn.

Dưa hấu hình vuông là kết quả sáng tạo của anh sinh viên Đinh Trần Nguyễn, sinh năm 1984, sinh viên ngành Trồng trọt K29, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

Theo anh Nguyễn, tìm hiểu, nước ta chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố về việc tạo ra dưa hấu vuông. Lại cũng chưa nghe nói có nghệ nhân nào đã tạo hình được trái dưa hấu vuông. Vậy nên, anh Nguyễn đã bắt tay vào trồng thử.

Anh Nguyễn cho biết, dưa hấu vuông có thể trồng được quanh năm. Nhưng tuỳ theo vụ, người trồng sẽ có kỹ thuật thích hợp. Vụ đông xuân tức là vụ Tết, thời tiết mát mẻ dễ sản xuất. Còn vụ xuân hè sau Tết rất nóng, nên vỏ dưa hấu vuông sẽ có hiện tượng nám vỏ và nứt.

Tuy nhiên, điều cốt lõi là làm thế nào để khi dưa hấu ra trái lại có hình vuông, chứ không phải tròn? Nguyễn giải thích, khó nhất là ở đây, ở khâu tạo hình cho trái dưa.

Do mức giá cao và hình dạng đặc biệt ưa nhìn, dưa hấu vuông chuyên được dùng để làm quà tặng. Việc quả dưa có hình vuông cũng rất tiện cho việc đóng hộp, vận chuyển. Tuy nhiên, hình dạng này hoàn toàn không phải là kết quả của kỹ thuật biến đổi gen. 

1176960716_4797d12c9c_b

 Để tạo dưa hấu hình vuông, người trồng phải đặt quả dưa vào khuôn từ khi quả còn non.

Vật liệu làm khuôn để tạo ra dưa hấu vuông, tốt nhất là kính (kiếng). Thể tích khuôn thường là từ 2-2,5l để khi thu hoạch, quả dưa có trọng lượng là 2,5 kg. Khi đó, phần “đít” quả dưa có chu vi 12×12 cm, còn các mặt khác có chu vi 12×14 cm.

Theo anh Nguyễn, tỷ lệ trồng thành công dưa hấu tạo dáng được thành hình vuông chỉ có… 30%. Trong khi đó, phải đầu tư rất cao so với trồng dưa hấu thường. Cũng phải tốn khoảng 15 triệu đồng mới trồng thành công được 100 cặp.

So với các giống dưa thông thường, dưa hấu vuông chỉ khác ở hình dạng, còn mùi vị và giá trị dinh dưỡng không mấy khác biệt. Vì vậy, phần lớn khách hàng mua dưa hấu vuông chỉ để làm quà hoặc mua cho vui, chứ ít ai chọn mua để thưởng thức.

 

Theo Nhàđầutư
 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệp

DNTH: Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, với công nghệ ngày nay, không khó để tưởng tượng các nhà khoa học có thể chế tạo một robot diệt cỏ dại trên các cánh đồng canh tác rộng lớn.

Giảm lệ thuộc hóa chất, bước chuyển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên đang dần cạn kiệt, môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng, ngành nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thiên nhiên đang đứng trước những thách thức to lớn. Đằng sau mỗi mùa vụ bội thu...

SMEs: Động lực mới cho nông nghiệp thông minh

DNTH: Trong khi các doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt thị trường, thì hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) lại là lực đẩy âm thầm nhưng bền bỉ trong việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và lan tỏa giá trị địa...

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

DNTH: Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi tư duy và phương thức canh tác bền vững

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 tại TP Cần Thơ.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

XEM THÊM TIN