EU công bố kế hoạch cải cách ngành nông nghiệp: Cắt giảm thủ tục hành chính, tái phân phối trợ cấp
17:46 | 10/04/2025
DNTH: Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã đáp ứng lời kêu gọi của các tổ chức nông nghiệp và vô số chỉ trích từ các Đảng cực hữu bằng cách đề xuất một tầm nhìn cho tương lai của ngành nông nghiệp và sản xuất thực phẩm, nhằm cắt giảm đáng kể các quy định bảo vệ môi trường phức tạp.
Bản kế hoạch được quyết định sau một năm chứng kiến hàng loạt cuộc biểu tình bằng máy kéo của những người nông dân nhằm phản đối chính sách của EU khiến nhiều thủ đô châu Âu bị phong tỏa. Phong trào nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phe cực hữu trước chiến thắng tại cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 năm ngoái.
Theo kế hoạch “Tầm nhìn về Nông nghiệp và Thực phẩm”, ngân sách hàng năm khoảng 50 tỷ euro (1.383 tỷ VND) sẽ được phân bổ hợp lý hơn. Hiện nay, 20% tập đoàn nông nghiệp lớn nhất đang nắm giữ khoảng 80% trợ cấp, một thực trạng mà Ủy viên Nông nghiệp EU, ông Christophe Hansen nhận định là "bất công". Mục tiêu của kế hoạch là phát triển nguồn lực cho các trang trại gia đình nhỏ và doanh nghiệp trẻ muốn tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng già hóa.
Mặc dù nông nghiệp trong khối 27 quốc gia vẫn là một ngành công nghiệp lớn, song nông dân phải tốn quá nhiều thời gian giải quyết những thủ tục hành chính phức tạp thay vì tập trung vào canh tác.
Trong năm qua, phe cực hữu đã tận dụng vấn đề này để đánh giá các chính sách khí hậu của EU do những chính trị gia "xa rời thực tế" đặt ra, khiến nông dân bị áp đặt các tiêu chuẩn phi thực tế.
Ủy ban châu Âu sẽ công bố một gói luật để đơn giản hóa các quy định nông nghiệp, giảm gánh nặng hành chính cho nông dân.
Điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh là khắc phục tình trạng quan liêu. Ông Hansen nhấn mạnh đây là động lực chính thúc đẩy các cuộc biểu tình của nông dân trên khắp EU. Ông khẳng định: "Chính sách nhẹ nhàng và linh hoạt hơn là điều bắt buộc. Hãy để nông dân dành thời gian và công sức cho phần việc của họ, thay vì phải điền hàng tá biểu mẫu”.
Tuy nhiên, một bộ phận nhà môi trường và nông dân lo ngại việc cải cách thủ tục hành chính là nới lỏng các quy tắc về môi trường cần thiết để bảo vệ lục địa trước biến đổi khí hậu. Nhiều nhà hoạt động khí hậu cũng phê phán kế hoạch này vì không thúc đẩy sự chuyển đổi triệt để khỏi mô hình nông nghiệp công nghiệp, vốn có tác động lớn đến môi trường, đặc biệt là ngành chăn nuôi quy mô lớn.
Theo ông Marco Contiero, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp của Greenpeace, chính sách nông nghiệp của EU chi một khoản tiền công khổng lồ vào mô hình sản xuất hủy hoại thiên nhiên, khiến các trang trại nhỏ phá sản, làm giàu cho các tỷ phú sở hữu đất đai, và tàn phá các cộng đồng dân cư nông thôn.
“Đây là một tầm nhìn phiến diện của Ủy ban châu Âu, không chấp nhận thay đổi dù hệ thống lương thực đang sụp đổ” - Ông Marco Contiero nhận định.
Ngoài ra, EU nhiều lần bị chỉ trích vì ký kết thỏa thuận thương mại với các quốc gia ở châu Á và Mỹ Latinh, cho phép nhập khẩu nhiều loại thực phẩm có chứa chất bị cấm tại EU hoặc được sản xuất theo phương thức không đạt chuẩn.
Trước những lo ngại này, EU đặt mục tiêu siết chặt các tiêu chuẩn sản xuất áp dụng cho hàng nhập khẩu, đặc biệt là về thuốc trừ sâu và phúc lợi động vật.
EU tuyên bố rõ: “Nguyên tắc chung là các loại thuốc trừ sâu nguy hiểm nhất, vốn bị cấm tại EU vì lý do sức khỏe và môi trường, cũng không được phép quay trở lại EU thông qua các sản phẩm nhập khẩu”.
Bản kế hoạch vẫn cần được các quốc gia thành viên EU thông qua trước khi đi vào thực tiễn.
Nguyễn Thị Diệu Mai (theo AP)
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- cách ngành nông nghiệp /
- Ủy ban Châu Âu /
- EU /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Khủng hoảng gạo tại Nhật Bản: Chính phủ xả kho dự trữ chiến lược để hạ nhiệt giá cả
DNTH: Trước tình trạng giá gạo tăng vọt do thời tiết cực đoan và đứt gãy chuỗi cung ứng, Nhật Bản quyết định xuất kho hơn 200.000 tấn gạo dự trữ nhằm bình ổn thị trường.
Nhật Bản: Robot lấy cảm hứng từ xe thám hiểm Mặt Trăng – giải pháp cho nông dân cao tuổi
DNTH: Để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, bên cạnh việc nới lỏng chính sách nhập cư và sinh sản, Nhật Bản tăng cường ứng dụng robot vào sản xuất nông nghiệp.

Châu Âu công bố tầm nhìn mới về nông nghiệp và lương thực - thực phẩm
DNTH: Nhằm đảm bảo cạnh tranh thị trường, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đánh giá tác động của các tiêu chuẩn nhập khẩu nông sản, đặc biệt đối với dư lượng thuốc BVTV.

Câu chuyện ít biết về ‘bộ tứ’ đã tạo ra Google Maps
DNTH: 20 năm qua, Stephen Ma và 3 người bạn đồng sáng lập Google Maps hầu như lui về phía sau cánh gà. Họ không xấu hổ hay hối tiếc mà đơn giản không thích khoe khoang về việc đã góp phần tạo ra nền tảng bản đồ trực tuyến phổ biến...

Trung Quốc đáp trả Mỹ sau động thái áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump
DNTH: Ngày 4/2, trước động thái áp thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump lên toàn bộ hàng nhập khẩu của mình, Trung Quốc lập tức đáp trả Mỹ.

Viên ngọc lục bảo đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá 228 tỷ đồng
DNTH: Tại phiên đấu giá lần thứ 110 của Christie's, viên ngọc này đã vượt qua mức giá kỷ lục trước đó là 6,5 triệu USD - thuộc về bộ sưu tập trang sức của huyền thoại điện ảnh Hollywood Elizabeth Taylor.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...