Hà Giang: Huyện Vị Xuyên đẩy mạnh sản xuất chè theo hướng VietGAP

15:54 | 07/07/2020

DNTH: Xác định cây chè là một trong những cây trồng thế mạnh, những năm qua, huyện Vị Xuyên đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách nhằm “đánh thức” tiềm năng của cây trồng này. Sản xuất chè sạch, an toàn theo hướng VietGAP, hữu cơ, xây dựng thương hiệu chè, nâng cao giá trị cây chè và nâng cao đời sống người làm chè là định hướng của huyện đối với loại cây trồng mang tính kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Là một trong những địa phương có diện tích chè lớn của tỉnh, thời gian qua, huyện Vị Xuyên đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư toàn diện cho phát triển cây chè, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm chè địa phương.Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích chè trên địa bàn huyện Vị Xuyên có là gần 3.700 ha. Trong đó: chè hữu cơ 2.450 ha, chè VietGAP: 418 ha; diện tích cho sản phẩm 3.414 ha. Sản lượng ước đạt trên 13.400 tấn.
 

Trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn huyện trồng mới được thếm 10,8ha chè.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn huyện trồng mới được thếm 10,8ha chè
 

Trong 6 tháng đầu năm 2020, huyện đã trồng mới được 10,8ha chè. Hiện nay, huyện đang đẩy mạnh đầu tư thâm canh diện tích chè tại các xã, thị trấn vùng thấp, khuyến khích người dân chăm sóc cây chè theo hướng sản xuất sạch, an toàn ở các xã vùng cao để nâng cao giá trị cây chè.

Để không ngừng nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm chè, huyện đã đẩy mạnh phát triển sản xuất chè theo hướng hàng hóa, sản phẩm đảm bảo sạch, an toàn theo hướng VietGAP, hữu cơ; tập trung thực hiện quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây chè; giúp các đơn vị, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè có vùng nguyên liệu ổn định sản xuất và chặt chẽ hơn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm; thường xuyên cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho các hộ trồng chè; thúc đẩy liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè.

Theo ông Hà Ngọc Châm, Giám đốc HTX Phong Vân Trà chia sẻ: Với lợi thế vùng chè sạch Vị Xuyên, HTX đã tạo được 8 loại sản phẩm; trong đó, có 2 loại chè thượng hạng được xuất khẩu; hàng năm bán ra thị trường từ 60 - 70 tấn chè... Sản xuất chè theo hướng hữu cơ đã giúp sản phẩm đứng vững trên thị trường, người dân có thu nhập cao hơn.

Từ những lợi ích và thành quả thu được qua việc chuyển đổi cách canh tác và sản xuất đã giúp cây chè lấy lại giá trị thực. Những loại chè thượng hạng như: Phổ nhĩ, Bạch trà, Bát tiên... có giá thành từ 2 – 3 triệu đồng/kg đã và đang được sản xuất nhiều hơn tại các cơ sở chè trên địa bàn huyện Vị Xuyên.
 

Các sản phẩm chè chất lượng cao của HTX Phong Vân Trà được người tiêu dùng ưa chuộng

Các sản phẩm chè chất lượng cao của HTX Phong Vân Trà được người tiêu dùng ưa chuộng


Hiện nay, huyện đang đẩy mạnh đầu tư thâm canh diện tích chè tại các xã, thị trấn vùng thấp, như: Trung Thành, Việt Lâm, thị trấn Việt Lâm,… áp dụng theo quy trình VietGAP về bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch, hướng dẫn cách ghi chép sổ sách về quá trình sinh trưởng, phát triển, thu hoạch chè...

Đối với diện tích chè vùng cao, chè cổ thụ tại các xã Cao Bồ, Thượng Sơn, Lao Chải,… huyện khuyến khích người dân chăm sóc theo hướng  sản xuất sạch, an toàn; tuyên truyền, vận động các hộ trồng chè sử dụng các loại phân bón hữu cơ sinh học, hạn chế thấp nhất việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và không sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, đảm bảo chất lượng, giá trị sản phẩm chè địa phương.

Ngoài ra, huyện tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã, thị trấn vùng chè đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh để người dân vùng chè, các hợp tác xã, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư phát triển sản xuất chè, nhân rộng vùng chè theo chuẩn VietGAP, hữu cơ, nâng cao chất lượng chế biến và giá trị tiêu thụ sản phẩm chè. Từ đầu năm đến nay, có 25 hộ đăng ký vay vốn phát triển sản xuất chè theo Nghị quyết 209, vay trên 1,125 tỷ đồng; 1 đơn vị đăng ký vay vốn xây dựng cơ sở chế biến chè với nhu cầu vay 1 tỷ đồng; đã giải ngân được cho 3 hộ với tổng số vốn 165 triệu đồng.

Thời gian tới, huyện tiếp tục phát triển vùng sản xuất chè sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ tại các xã vùng chè của huyện, gắn với việc tăng cường mối liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh với người dân vùng chè, nâng cao giá trị của sản phẩm chè, nâng tầm thương hiệu, đưa sản phẩm chè Vị Xuyên đến với đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Mai Quỳnh

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệp

DNTH: Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, với công nghệ ngày nay, không khó để tưởng tượng các nhà khoa học có thể chế tạo một robot diệt cỏ dại trên các cánh đồng canh tác rộng lớn.

Giảm lệ thuộc hóa chất, bước chuyển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên đang dần cạn kiệt, môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng, ngành nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thiên nhiên đang đứng trước những thách thức to lớn. Đằng sau mỗi mùa vụ bội thu...

SMEs: Động lực mới cho nông nghiệp thông minh

DNTH: Trong khi các doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt thị trường, thì hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) lại là lực đẩy âm thầm nhưng bền bỉ trong việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và lan tỏa giá trị địa...

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

DNTH: Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi tư duy và phương thức canh tác bền vững

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 tại TP Cần Thơ.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

XEM THÊM TIN