Hà Tĩnh: Công ty Hồng Hà và Công ty Hòa Bình dẫn đầu danh sách khai thác khoáng sản vượt công suất
20:09 | 14/10/2024
DNTH: Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vật liệu xây dựng Hồng Hà và Công ty CP Xây dựng - Thương mại tổng hợp Hòa Bình khai thác vượt công suất được cấp phép trong 2 năm liên tiếp, thu lợi hàng tỷ đồng.
Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cho thấy, tính đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 70 giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh cấp còn hiệu lực. Qua kiểm tra, có 23 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khai thác vượt công suất cho phép. Trong đó, 15 mỏ khai thác vượt công suất dưới 15% và 8 mỏ vượt công suất trên 15%.

Ước tính của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cho thấy, các mỏ khai thác vượt công suất từ 1 tỷ đồng trở lên có 13 mỏ, như mỏ đá tại huyện Can Lộc do Công ty CP GHT khai thác vượt 9% (năm 2023), tương đương gần 1,1 tỷ đồng; mỏ đá tại huyện Hương Sơn do Công ty TNHH Hùng Bình khai thác vượt 14% (năm 2023), tương đương 1,2 tỷ đồng; mỏ đá tại huyện Can Lộc do Công ty CP Hồng Vượng khai thác vượt 13% (năm 2023), tương đương gần 1,6 tỷ đồng; và mỏ đá tại huyện Kỳ Anh do Công ty CP Đầu tư - Xây dựng Hưng Thành Đạt khai thác vượt 9% (năm 2023), tương đương hơn 2 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong danh sách công bố của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, nhiều mỏ khai thác vượt công suất trong 2 năm liên tiếp, như mỏ đất tại Thị xã Kỳ Anh do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vật liệu xây dựng Hồng Hà khai thác vượt 13% (năm 2023) và 68% (năm 2022), với tổng giá trị vượt hơn 7,1 tỷ đồng; mỏ đất tại huyện Thạch Hà do Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh khai thác vượt 79% (năm 2023) và 17% (năm 2022), với tổng giá trị gần 3 tỷ đồng; mỏ đất tại Thị xã Kỳ Anh do Công ty CP Xây dựng - Thương mại tổng hợp Hòa Bình khai thác vượt 9% (năm 2023) và 104% (năm 2022), với tổng giá trị gần 4 tỷ đồng; mỏ đá tại huyện Hương Sơn do HTX Hoàng Nam khai thác vượt 10% (năm 2023) và 11% (năm 2022), với tổng giá trị hơn 1 tỷ đồng.
Xét về khối lượng khai thác vượt công suất, Công ty TNHH Đầu tư An Phúc Lộc tại mỏ đất huyện Thạch Hà vượt 122% (năm 2023), tương đương hơn 5,1 tỷ đồng. Tiếp đến là Công ty CP Xây dựng - Thương mại tổng hợp Hòa Bình, vượt 104%.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, nguyên nhân các doanh nghiệp khai thác vượt công suất là do từ năm 2022 đến 2023, trên địa bàn Hà Tĩnh có nhiều công trình, dự án lớn được triển khai như: dự án đường cao tốc Bắc - Nam, dự án đường Hàm Nghi kéo dài, đê Cửa Sót, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II, các khu tái định cư... Nhu cầu về đất san lấp rất lớn và cấp bách, trong khi tổng công suất khai thác đất san lấp của 20 mỏ đất trên địa bàn tỉnh là 2.723.156 m³/năm. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp bất chấp khai thác vượt công suất để thu lợi bất hợp pháp.
Việc để 23/70 doanh nghiệp, trong đó có những "ông lớn" như Công ty CP Xây dựng - Thương mại tổng hợp Hòa Bình và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vật liệu xây dựng Hồng Hà, vi phạm khai thác vượt công suất trong 2 năm liên tiếp đã đặt ra dấu hỏi lớn về hiệu quả giám sát của các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh.
Trong khi đó, việc khai thác và sử dụng không hiệu quả nguồn khoáng sản tự nhiên không chỉ làm thay đổi cảnh quan, biến dạng môi trường mà còn tích tụ hoặc phát tán chất thải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, gây ô nhiễm, phá vỡ hệ cân bằng sinh thái, dẫn đến những hậu quả nặng nề cho môi trường.
Xuân Bắc - Nguyễn Thọ
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- khai thác vượt công suất /
- Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vật liệu xây dựng Hồng Hà /
- Công ty CP Xây dựng - Thương mại tổng hợp Hòa Bình /
- Hà Tĩnh /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Đề xuất chi 3,7 tỷ đồng để gom rác trên sông Sài Gòn
DNTH: Sở Giao thông công chánh TP.HCM đề xuất UBND thành phố chấp thuận Trung tâm Quản lý đường thủy thu gom rác trên một đoạn sông Sài Gòn để xử lý môi trường.

Việt Nam sẽ lập khu công nghiệp tái chế tài nguyên
DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam và Bộ Môi trường Hàn Quốc đang thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án thành lập khu công nghiệp tái chế tài nguyên...

UBND tỉnh Bắc Giang và Vingroup ký kết hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
DNTH: Ngày 28/02/2025 - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát huy tối đa thế mạnh của hai bên để thúc đẩy phát triển xanh giai đoạn...

“Thứ 4 Ngày Xanh” - Từng hành động nhỏ, dựng tương lai xanh
DNTH: Các chuyên gia nhận định với cách làm sáng tạo, quy mô rộng khắp và đi sâu vào từng lĩnh vực thiết yếu trong đời sống, chiến dịch “Thứ 4 Ngày Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup phát động sẽ thúc đẩy từng cá...

Thu gom được khoảng 7 tấn dầu vón cục xuất hiện bất thường trên bờ biển Quảng Nam
DNTH: Ngày 27/2, UBND xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, nhờ huy động kịp thời và sự tích cực của các lực lượng thu gom, đến ngày 27/2, hầu hết số dầu vón cục (khoảng 7 tấn) xuất hiện bất thường trên bãi biển...

Nghệ An: Hàng trăm tỷ đồng từ nguồn ERPA được chi trả
DNTH: Theo số liệu từ Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An, đến tháng 01/2025, đã có 26 chủ rừng là cộng đồng, tổ chức trên địa bàn Nghệ An được nhận hơn 115 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...