Hà Tĩnh: Trồng rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao
15:20 | 25/08/2020
DNTH: Sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hay nông nghiệp hữu là một xu hướng tất yếu. Nắm bắt xu hướng, huyện Tượng Sơn, Hà Tĩnh đang triển khai vùng trồng rau an toàn.
Sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hay nông nghiệp hữu là một xu hướng tất yếu. Trong đó sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn do ưu điểm là tạo ra được sản phẩm an toàn mà vẫn đảm bảo được năng suất do vẫn sử dụng hóa chất tổng hợp ở ngưỡng cho phép.
Trồng rau theo tiêu chuẩn sạch
Nắm bắt xu hướng từ năm 2018, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam được Bộ NN&PTNT giao chủ trì thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở một số tỉnh miền Trung”, trong đó có sản phẩm rau an toàn tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Tượng Sơn, Hà Tĩnh là vùng có thổ nhưỡng, đất đai thuộc loại phù sa cổ không được bồi đắp hàng năm, nghèo, độ pH cao (chua), thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, độ phì khá, thích hợp với cây trồng lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu các loại.
Hiện nay, diện tích sản xuất rau an toàn hàng năm đạt 30 - 40ha, trong đó đã hình thành các vùng rau tập trung chuyên canh với diện tích 14ha. Tổng sản lượng rau toàn xã đạt 2.000 tấn/năm. Hiệu quả sản xuất rau của nông dân đã được cải thiện với giá trị thu được bình quân đạt 240 - 260 triệu đồng/ha/năm, lãi trung bình 113 - 120 triệu đồng/ha/năm, mức lãi đạt cao hơn 6 lần so với trồng lúa và 3 - 4 lần so với trồng lạc (cây trồng cạnh tranh đất rau).
Rau quả hữu cơ ngày càng được ưa chuộng
Đáng nói, tại xã chưa có các cơ sở sơ chế bảo quản, hệ thống cửa hàng tiêu thụ, quảng bá còn hạn chế… nên giá trị sản phẩm chưa cao. Bên cạnh đó, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất và doanh nghiệp thu mua sản phẩm. Nhu cầu về thị trường chưa ổn định. Chưa hình thành mối liên kết giữa sản xuất và kinh doanh rau an toàn, nên sản xuất rau an toàn chưa được mở rộng và phát triển. Trong bối cảnh chung đó, việc phát triển sản phẩm rau Tượng Sơn theo hướng OCOP là xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp tại địa phương, giúp khắc phục những hạn chế, yếu kém đã nêu trên.
Thông qua chương trình OCOP, công nghệ nhằm nâng cao sản phẩm qua nhiều biện pháp như các kỹ thuật đồng bộ về xử lý đất, giá thể trước khi trồng, về giống áp dụng trong dự án, về quy trình trình kỹ thuật trồng RAT đã được áp dụng, như quy trình kỹ thuật trồng RAT trong điều kiện vòm che, nhà lưới có điều khiển ánh sáng và độ ẩm; biện pháp BVTV có nguồn gốc sinh học trong quá trình phòng trừ sâu bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, đảm bảo thời gian cách ly tối thiểu từ 10 - 14 ngày trước khi thu hoạch. Sản phẩm sau khi sản xuất được thu hái theo đúng kỹ thuật, tập kết tại nhà sơ chế sản phẩm. Sau quá trình kiểm tra nhanh tính an toàn, sản phẩm được đóng gói, dán nhãn.
Linh Anh
THSP
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An
DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...
Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên
DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.
Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...
Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...
Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản
DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam
DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...