Hải Dương đưa sản phẩm nông nghiệp OCOP lên sàn thương mại điện tử

15:07 | 12/12/2023

DNTH: Hiện nay tỉnh Hải Dương đang có 1.162 sản phẩm nông nghiệp được quảng bá, giới thiệu trên các trang thương mại điện tử, bao gồm các sản phẩm đặc sản, OCOP, sản phẩm tươi, đã qua sơ chế hoặc chế biến sâu.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 151.000 chủ thể đang đưa sản phẩm nông nghiệp giới thiệu trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), tăng hơn 22.000 chủ thể so với đầu năm 2023. Theo Sở này, các chủ thể đã thực hiện hơn 41.000 lượt giao dịch trên các sàn TMĐT như Voso, Lazada, VnPost…, đứng thứ 7 cả nước về số lượng giao dịch.

Tỉnh Hải Dương có nhhiều sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử
Tỉnh Hải Dương có nhhiều sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử.

Toàn tỉnh hiện có 1.162 sản phẩm nông nghiệp được quảng bá, giới thiệu trên các trang TMĐT, bao gồm các sản phẩm đặc sản, OCOP, sản phẩm tươi, đã qua sơ chế hoặc chế biến sâu.

Trao đổi với PV, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, để đẩy mạnh đưa nông sản lên sàn TMĐT hiệu quả, các cơ quan chức năng trong tỉnh đã tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn chủ thể sản xuất tạo tài khoản, gian hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng khi giao dịch trực tuyến…

Ngoài ra, các đơn vị chuyên môn còn tăng cường phối hợp tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và chủ thể sản xuất, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, giới thiệu các sản phẩm OCOP; chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ OCOP…

Được biết, tỉnh Hải Dương hiện là tỉnh đứng thứ 7 cả nước về số lượng giao dịch trên sàn TMĐT. Việc mở gian hàng trên các sàn này giúp các hộ kinh doanh, hợp tác xã thúc đẩy tiếp thị, quảng bá, trao đổi thông tin, mở rộng thị trường cho các sản phẩm…

Theo Thương hiệu Công luận

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN