Hướng đi cho những nhà băng có nợ xấu vượt quy định 3%

15:27 | 23/02/2019

DNTH: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phải kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay dưới 3% để đảm bảo an toàn hoạt động. Thế nhưng, cá biệt một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu vượt quy định 3%.

Bức tranh nợ xấu ngân hàng 2018

Năm 2019 ghi nhận kết quả khả quan với những ngân hàng liên tiếp những kỷ lục lợi nhuận được tạo ra như Vietcombank bứt phá với hơn 18.000 tỷ đồng lợi nhuận, bỏ các ngân hàng còn lại trong hệ thống. Techcombank trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên cán mốc lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. 

Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong năm 2018, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống đã giảm mạnh xuống còn 1,89%, mức thấp nhất kể từ năm 2012 đến nay.

Dù bức tranh chung khởi sắc nhưng không phải tại ngân hàng nào vấn đề nợ xấu cũng được cải thiện. Số liệu thống kê cho thấy, dù tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giảm nhưng ở rất nhiều ngân hàng tỷ lệ nợ xấu đã tăng trong năm 2018.


Diễn biến tỷ lệ xấu của các ngân hàng năm 2017, năm 2018. Ảnh: The Leader

Trong đó, có những ngân hàng tỷ lệ nợ xấu vượt quy định 3% của NHNN như BaoViet Bank (3,97%), MSB (3,01%) hoặc xấp xỉ ngưỡng an toàn như PGBank (2,96%).

Ngân hàng Bảo Việt (BaoViet Bank) hiện là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong số các ngân hàng thương mại công bố chi tiết số liệu tài chính, vượt khá xa so với ngưỡng an toàn 3%. Tính tới thời điểm cuối năm 2018, tổng nợ xấu của ngân hàng đạt 1.022 tỷ đồng, riêng nợ có khả năng mất vốn là 721 tỷ đồng.

Với MSB (tên mới của Martitime Bank), ngân hàng cũng có tỷ lệ nợ xấu hơn 2% ổn định trong vài năm trước nhưng đã bất ngờ tăng lên mức 3% trong năm 2018 với quy mô nợ có khả năng mất vốn tăng gấp đôi từ 640 tỷ đồng lên 1.242 tỷ đồng.

MSB báo lãi khủng, nhưng nợ xấu cũng tăng khủng năm 2018

Với tỷ lệ nợ xấu 2,96%, PGBank sắp được sáp nhập vào HDBank, một ngân hàng đang vươn lên mạnh mẽ với tỷ lệ nợ xấu chỉ 1,53%. Thực tế, nợ xấu của ngân hàng mẹ HDBank chỉ là 0,97%, phần còn lại là kết quả hợp nhất từ công ty cho vay tiêu dùng HD Saison.
Ngoài nhóm ngân hàng trên, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 của ngành cũng chỉ ra nhóm các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 2% đáng chú ý như SHB (2,4%), VIB (2,52%), OCB (2,29%) hay Saigonbank (2,19%).

Trong các diễn biến tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các ngân hàng trong các năm qua, Sacombank là trường hợp đáng chú ý nhất với việc đưa tỷ lệ nợ xấu từ 6,9% năm 2016 về 2,11% năm 2018. Quá trình giảm tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đến từ cả hai xu hướng, giảm giá trị nợ xấu và tăng quy mô tín dụng. Cụ thể quy mô nợ xấu của Sacombank đã giảm từ mức gần 20.000 tỷ đồng năm 2016 xuống mức hơn 5.000 tỷ đồng vào cuối năm 2018, trong khi dư nợ cho vay tăng thêm 28% từ 199.000 tỷ đồng lên hơn 256.000 tỷ đồng cuối năm ngoái.

Làm sao để bứt phá?

Theo các chuyên gia, nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam không phải là vấn đề mới phát sinh mà thực chất là kết quả được tích tụ từ nhiều năm trước.

Do vậy, tăng trưởng kinh tế sẽ giúp tạo ra thành quả hoạt động cho doanh nghiệp, tạo ra sinh lời cho nhà đầu tư và gia tăng thu nhập cho mỗi cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, kết quả là cải thiện khả năng thanh toán lãi vay và nợ của người đi vay và do đó sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. 

Việt Nam cần phải phát triển thị trường mua bán nợ để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu. Và để thực hiện mục tiêu này, cần hình thành sàn giao dịch mua bán nợ. Đây là nơi giới thiệu, cung cấp thông tin chính thức, đầy đủ nhất về các khoản nợ đến các nhà đầu tư.
Hàng hóa trên thị trường mua bán nợ cần đa dạng hơn. Đồng thời, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ. Phát triển hệ thống các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với chủ nợ và tổ chức định giá độc lập đối với các khoản nợ, qua đó giúp cho bên mua và bán xác định được giá trị của khoản nợ, từ đó xem xét, quyết định việc mua bán.


Tòa nhà Saigon One Tower từng được mang ra bán đấu giá để thu hồi nợ. Ảnh: Zing

Một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng, cần xây dựng bộ quy tắc cho phép áp dụng cơ chế work – out (tái cơ cấu doanh nghiệp không qua tòa án) với nguyên tắc chung là từ 51% so chủ nợ với từ 75% giá trị nợ đồng ý thì phương án tái thiết được thông qua.
Đồng thời, đối với những trường hợp doanh nghiệp mà Nhà nước yêu cầu tái cấu trúc thì cần cho phép áp dụng cơ chế trả giá mua nợ bằng tiền tương ứng phần giá trị nợ được đánh giá theo phương án tái cơ cấu, và phần thặng dư do giá chào bán của tổ chức tín dụng cao hơn sẽ được trả bằng trái phiếu đặc biệt do tổ chức tái thiết doanh nghiệp phát hành, để chia sẻ rủi ro/lợi ích thu được sau này và đẩy nhanh việc đám phán mua bán nợ.

Hiện nay, tại các ngân hàng Việt Nam, hầu hết khoản nợ xấu đều có tài sản đảm bảo kèm theo là các bất động sản. Vì vậy, chỉ cần có cơ chế phù hợp là sẽ thu hồi hiệu quả. Đây là nguyên nhân vì sao tình hình xử lý nợ xấu tại VAMC và các ngân hàng thuận lợi hơn kể từ khi Nghị quyết 42 chính thức được áp dụng.
 
 
 
 
Sông Trăng (Hòa nhập t/h)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN