Huyện Ứng Hòa – Hà Nội: Dự án Cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi lấy nước sông Đáy phục vụ nuôi trồng thủy sản cần xem xét quá trình thi công

09:26 | 14/04/2022

DNTH: 30 mét kè sạt lở hoàn toàn; máy xúc lấy bùn dưới lòng kênh làm nền cho các tấm bê tông của bờ kè đường 426, thuộc địa phận xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội, là những nội dung bức xúc mà người dân phản ánh tới tòa soạn.

Nhận được thông tin dự án đang trong quá trình triển khai nhưng có khoảng 30 mét kè kênh, đoạn trước cửa trụ sở UBND xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội, thuộc dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi lấy nước sông Đáy phục vụ nuôi trồng thủy sản, bị sạt lở hoàn toàn, phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn đã tiếp cận hiện trường để ghi nhận vào ngày 01/03/2022.

Tư liệu mà phóng viên thu thập được cho thấy, đoạn bờ kè đối diện trụ sở UBND xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa bị sạt lở hoàn toàn khoảng 30 mét, các tấm bê tông lấm bùn xếp ngổn ngang dưới lòng kênh, phần nền kè sạt lở lộ ra phần mặt đất lồi lõm, bởi nó đã mất đi mặt phẳng làm điểm tựa cho các tấm bê tông phía trên mặt kè.

Cách điểm sạt lở chừng 300 mét, quá trình thi công vẫn diễn ra bình thường, phía dưới đáy kênh dọc hai bên bờ có các lồng sắt chứa đá bên trong, làm điểm tựa cho chân kè, các tấm bê tông được xếp chéo từ đáy kênh lên mái bờ kè thành từng hàng, máy xúc miệt mài xúc bùn từ đáy kè đổ xuống dưới các tấm bê tông để tạo mặt phẳng, làm điểm tựa cho các tấm bê tông xếp theo chiều chéo của bờ kè.

 

Được biết, chủ đầu tư là Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội; đơn vị thi công là liên danh gồm Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Hùng Linh và Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Hà; đơn vị tư vấn giám sát là Viện kỹ thuật công trình, thuộc trường Đại học Thủy lợi; đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng Minh Phương.

Điều đáng nói ở đây là quá trình thi công, các tấm bê tông lát chéo theo chiều từ đáy kênh lên mặt kênh, độ dốc có thể nhỏ hơn 100 nhưng hoàn toàn không có xương làm điểm tựa cho các tấm bê tông, máy xúc sử dụng bùn dưới lòng kênh để lót dưới các tấm bê tông, tạo mặt phẳng cho bờ kè. Đối với kênh tưới tiêu, mùa mưa hoặc khi lấy nước vào kênh, mực nước sẽ dâng cao làm lỏng phần bùn dưới các tấm bê tông, nguy cơ xảy ra hiện tượng sạt lở như 30 mét kè phía trước trụ sở UBND xã Trầm Lộng, sẽ luôn luôn thường trực.

Từ những nguyên nhân trên, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm tra, rà soát lại quá trình thi công, đảm bảo cho công trình vận hành ổn định sau khi bàn giao, tránh thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước, nhất là khi mùa mưa năm 2022 đang đến gần.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm

DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm

DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang

DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió

DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

Hạn hán khốc liệt ở Tây Nguyên: Nông dân chật vật giữ nước cho mùa màng

DNTH: Dù mới chỉ bắt đầu bước vào mùa khô nhưng hiện nay, nhiều ao, hồ trên địa bàn Tây Nguyên đã cạn trơ đáy, hàng trăm ha cây trồng thiếu nước tưới trầm trọng.

XEM THÊM TIN