Khoản nợ nghìn tỷ hé lộ tham vọng khủng của đại gia Mai Văn Huế

15:15 | 27/02/2020

DNTH: Tầm nhìn đến năm 2025, Tân Hoàn Cầu Group đặt mục tiêu trở thành “một trong những doanh nghiệp tư nhân đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam với tổng tài sản hơn 1 tỷ USD”.

nhadautu - tham vong cua Tan Hoan Cau

Một góc nhà máy điện gió Hướng Linh 2 do Công ty Tân Hoàn Cầu làm chủ đầu tư

Tham vọng khủng trong lĩnh vực năng lượng

Với tiềm năng phát triển điện gió vốn có, ngày 18/3/2015, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ra Quyết định số 2497 phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bến Tre giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Quyết định ra đời với kỳ vọng việc phát triển điện gió sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Bến Tre huy động vốn từ các thành phần kinh tế nhằm khai thác lợi thế so sánh về tài nguyên gió, đất đai, góp phần đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện gió, tăng thêm nguồn điện góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

CTCP Tân Hoàn Cầu Bến Tre (Tân Hoàn Cầu Bến Tre) là một trong các nhà đầu tư điển hình. Cụ thể, theo Quyết định chủ trương đầu tư số 1993 ngày 21/09/2018 của UBND tỉnh Bến Tre, Tân Hoàn Cầu Bến Tre được giao thực hiện dự án Nhà máy điện gió số 5 – Thạnh Hải 1 tại ven biển xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Dự án có công suất 120MW, gồm 24 tuabin gió 3,3 MW đến 4,5MW, được xây dựng mới hoàn toàn trên biển, với diện tích mặt biển sử dụng khoảng 48 ha. Dự án dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020.

Để thực hiện thành công dự án, Tân Hoàn Cầu Bến Tre phải có tiềm lực tài chính rất mạnh, điều này có thể thấy qua mức vốn điều lệ tính đến tháng 10/2018 đạt 1.500 tỷ đồng.

Đi cùng với đó, doanh nghiệp liên tục huy động vốn. Mới đây nhất, vào ngày 18/2/2020, công ty đã phát hành thành công 430 tỷ đồng trái phiếu đợt 1, trong kế hoạch phát hành 1.000 tỷ trái phiếu kỳ hạn 12 năm. 

Đây làtrái phiếu không chuyển đổi, có đảm bảo và không kèm chứng quyền.

Lãi suất kỳ tính lãi đầu tiên là 10%/năm. Lãi suất áp dụng cho các kỳ tính lãi tiếp theo của trái phiếu sẽ được xác định bằng bình quân lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân cao nhất bằng VND, trả sau thông thường, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng được công bố tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) chi nhánh Quảng Bình tại ngày xác định lãi suất cộng biên độ 3,4%/năm.

Trái phiếu được bảo đảm toàn bộ bằng tài sản của Tân Hoàn Cầu Bến Tre và của các tổ chức/cá nhân khác theo thỏa thuận giữa tổ chức phát hành và các nhà đầu tư mua trái phiếu.

Trước đó, Tân Hoàn Cầu Bến Tre đã nhiều lần thế chấp dự án Nhà máy điện gió số 5 tại MBB – chi nhánh Quảng Bình.

Cụ thể vào ngày 3/6/2019, Tân Hoàn Cầu Bến Tre thế chấp các khoản phải thu, các khoản lợi thu được từ việc kinh doanh, khai thác dự án phát sinh từ dự án Nhà máy điện gió số 5 – Thạnh Hải 1. Đến tháng 11/2019, doanh nghiệp tiếp tục thế chấp Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện gió số 5 Thạnh Hải 1 ký ngày 29/10/2019 về việc thực hiện mua bán điện tại Nhà máy điện gió số 5 Thạnh Hải 1 giữa Tập đoàn điện lực Việt Nam và Tân Hoàn Cầu Bến Tre.

Chủ tịch HĐQT Mai Văn Huế  và Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu

Theo tìm hiểu, Tân Hoàn Cầu Bến Tre được thành lập vào ngày 17/9/2018. Người đại diện theo pháp luật là ông Mai Văn Long (sinh ngày 20/10/1981). Vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ, CTCP Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu nắm 69% vốn, 2 cổ đông cá nhân là ông Mai Văn Long và bà Hồ Thị Ngọc Lan sở hữu 28% và 3% còn lại. 

Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu tiền thân là CTCP Tân Hoàn Cầu thành lập ngày 27/4/2005, đóng trụ sở tại Quảng Bình, là một doanh nghiệp lớn ở khu vực miền Trung, gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Mai Văn Huế (SN 1975). Cập nhật theo giấy đăng ký doanh nghiệp gần nhất (10/2015), Tân Hoàn Cầu có vốn điều lệ 1.166 tỷ đồng. 

Tân Hoàn Cầu Group tập trung vào lĩnh vực sản xuất năng lượng, ngoài Tân Hoàn Cầu Bến Tre, tập đoàn của ông Mai Văn Huế hiện có 5 công ty thành viên khác phụ trách các dự án cụ thể là CTCP Năng Lượng Quảng Trị (vốn 410 tỷ), CTCP Đầu tư Thanh Hoa (vốn 105 tỷ), CTCP Thủy điện Trường Sơn (90 tỷ), CTCP Thủy điện Trường Sơn Bình Phước, cùng một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nước sạch là CTCP Nước sạch THC. 

Tham vọng trong lĩnh vực năng lượng của Tân Hoàn Cầu thể hiện qua hàng loạt dự án điện gió và thủy điện tại miền Trung như:

Mảng điện gió, Tân Hoàn Cầu đang đầu tư 3 cụm dự án thủy điện (tổng cộng 420 MW), gồm cụm dự án điện gió Hướng Linh – Quảng Trị (150 MW), cụm dự án điện gió Hướng Hiệp 1– Quảng Trị (90 MW).

Mảng thủy điện, doanh nghiệp đầu tư 5 dự án với tổng công suất 82,3 MW: Thủy điện Đakrông 3 – Quảng Trị (8,8 MW), thủy điện Khe Nghi – Quảng Trị (9 MW), thủy điện Đức Thành – Bình Phước (42 MW), thủy điện Khe Giông – Quảng Trị (4,5 MW), thủy điện Hướng Phùng – Quảng Trị (18 MW).

Cũng theo bản giới thiệu này, Tân Hoàn Cầu đang xây dựng 2 nhà máy thủy điện, 2 nhà máy điện gió, trong đó cụm dự án điện gió Bãi Dinh (180 MW) dự kiến sẽ vận hành vào tháng 1/2021.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng hoạt động trong mảng nhà thầu xây dựng với các dự án nổi bật là: Nhà máy thủy điện Đăk Psi ở Kon Tum, Quốc lộ 1A, khu vực phía Nam, tỉnh Hà Tĩnh, xây dựng một số dự án khu nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Resort & Villas.

He sinh thai Cty

Cơ cấu tổ chức của Tân Hoàn Cầu

Theo giới thiệu tại website, tính đến tháng 6/2018, tổng nguồn vốn của Tân Hoàn Cầu đạt 650 triệu USD, trong đó 455 triệu USD là nợ, 195 triệu USD là vốn chủ sở hữu.

Tầm nhìn đến năm 2025, công ty đặt mục tiêu trở thành “một trong những doanh nghiệp tư nhân đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam với tổng tài sản hơn 1 tỷ USD”.

Động thái cấp vốn tín dụng liên tục từ MBB khiến giới đầu tư đặt giả thuyết về việc nhà băng này sẽ tiếp tục là trái chủ lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng của Tân Hoàn Cầu Bến Tre. Lưu ý rằng MBB là tổ chức tín dụng rất tích cực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, như Nhadautu.vn đã đề cập, MBB đã rót khoảng 7.400 tỷ đồng vào lĩnh vực này, thông qua các thương vụ trái phiếu của Trung Nam Group, CTCP Năng lượng Bắc Phương, hay CTCP Năng lượng Hồng Phong 1.

Theo https://nhadautu.vn/khoan-no-nghin-ty-he-lo-tham-vong-khung-cua-dai-gia-mai-van-hue-d34234.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN