Lâm Đồng: Người dân đạt thu nhập cao nhờ trồng tiêu hữu cơ bền vững
16:45 | 20/07/2020
DNTH: Hiện nay, hồ tiêu đang là một trong những cây trồng mang lại thu nhập cao cho người dân tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng). Nếu như những năm 2000 diện tích hồ tiêu tại địa phương còn khiêm tốn, chỉ vài ha, thì nay đã lên đến 250ha. Trước những nguy cơ về dịch bệnh bùng phát trên cây tiêu, huyện Lâm Hà đã chủ trương phát triển diện tích tiêu theo hướng hữu cơ bền vững.
Những năm gần đây nhờ giá tiêu cao và ổn định, tại huyện Lâm Hà, bên cạnh loại cây trồng chính chủ lực là cây cà phê thì bà con nông dân cũng đã đẩy mạnh việc trồng cây hồ tiêu. Khi trồng tiêu, vấn đề cần thiết đặt ra hiện nay đối với bà con nông dân bên cạnh giá cả thị trường, đầu ra còn quan tâm đến kỹ thuật trồng, canh tác để tránh sâu bệnh, đạt hiệu quả năng suất cao. Chính vì vậy, việc trồng tiêu theo hướng hữu cơ bền vững trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Đơn cử là gia đình ông Đỗ Viết Khoa ở xã Liên Hà đã mạnh dạn chuyển đổi 1,5ha cà phê sang trồng cây hồ tiêu. Tuy nhiên, do chưa nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc tiêu nên ban đầu vườn tiêu của gia đình ông Khoa sinh trưởng và phát triển chậm, có nhiều cây bị sâu bệnh, bị chết.
Vườn tiêu hữu cơ của gia đình ông Đặng Huy Long cho thu nhập kinh tế khá cao
Nhờ sự tư vấn cũng như hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây tiêu theo hướng hữu cơ bền vững của các nhà khoa học, các chuyên gia trồng tiêu; gia đình ông Khoa đã học được những kiến thức cơ bản, cần thiết trong việc chăm sóc cây tiêu để đạt hiệu quả, cho năng suất cao; đồng thời biết cách phòng trừ những loại sâu bệnh thường gặp trên cây tiêu.
Ông Khoa cho biết: “Từ khi chuyển sang trồng tiêu hữu cơ đến nay, vườn tiêu nhà ông cũng như các vườn tiêu trong thôn chưa hề dính bệnh vàng lá chết nhanh, chết chậm. Sở dĩ tránh được bệnh này bởi gia đình đã tuân thủ 4 nguyên tắc của trồng tiêu hữu cơ, đó là trồng tiêu trên trụ sống; chọn giống sạch bệnh; trồng tiêu trên chân đất có chủ động nước tưới, thoát nước tốt, bón phân hợp lý, sử dụng phân hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc BVTV.
Ông giải thích, trồng tiêu trên trụ sống, đặc biệt trồng trên cây keo dậu cho tiêu leo bám không chỉ che mát, giúp dây tiêu quang hợp tốt mà còn cho phép kéo dài thời gian khai thác, hạn chế được các dịch bệnh nguy hiểm và có thể giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu. Hơn nữa, keo dậu là cây họ đậu nên không cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu và cành lá dùng làm phân xanh bón cho cây rất tốt.
Hay như vườn tiêu nhà ông Đặng Huy Long – một trong những hộ trồng tiêu hiệu quả ở thôn Phúc Thạnh, xã Liên Hà, với tổng diện tích 5 sào tiêu, đang trong thời kỳ kinh doanh, mỗi năm ông Long thu hoạch lãi khá cao.
Ông Long cho biết, gia đình bắt đầu trồng hồ tiêu hữu cơ vào năm 2012. Ban đầu ông trồng tiêu xen canh trong vườn cà phê, sau đó, ông mở rộng vườn tiêu, thay thế một phần diện tích cà phê già cỗi. Đến vụ tiêu năm ngoái, vườn tiêu nhà ông cho thu hoạch được 2 tấn tiêu khô, lãi gần 300 triệu đồng. Tương tự, vườn tiêu nhà anh Lê Văn Trung, người cùng thôn, với diện tích 7 sào đang thời kỳ kinh doanh, thu hoạch được 3 tấn tiêu khô, thu lãi gần 500 triệu đồng.
Ông Vũ Xuân Trường, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lâm Hà cho biết, hiện nay, hồ tiêu đang là một trong những cây trồng mang lại thu nhập cao cho người dân. Nếu như những năm 2.000 diện tích hồ tiêu tại địa phương còn khiêm tốn, chỉ vài ha, thì nay đã lên đến 250ha, trong đó, diện tích tiêu kinh doanh khoảng 25ha, diện tích kiến thiết cơ bản khoảng 225ha. Cây tiêu được trồng rải rác trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện,…
Trong tổng số diện tích 250ha hồ tiêu, ước diện tích trồng xen vào cây trồng khác chiếm khoảng 15%, diện tích trồng thuần 85%. Do cây tiêu được trồng trên vùng đất mới, chú trọng thâm canh, đặc biệt trồng tiêu theo hướng hữu cơ nên cây tiêu ở địa phương những năm qua sinh trưởng và phát triển tốt, ít xảy ra dịch bệnh, năng suất trung bình đạt từ 3-3,5 tấn khô/ha, sau khi trừ chi phí nông dân lãi hàng trăm triệu đồng/ha…
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã ký quyết định phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030
Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã ký quyết định phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030.
Đề án nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của khu vực và thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới.
Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra để đạt được các mục tiêu trên là phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung và các sản phẩm hữu cơ chủ lực; phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hữu cơ; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp hữu cơ; phát triển các tổ chức chứng nhận, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình kỹ thuật; tăng cường chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩn hữu cơ...
Hồng Nga
THSP

Trí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệp
DNTH: Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, với công nghệ ngày nay, không khó để tưởng tượng các nhà khoa học có thể chế tạo một robot diệt cỏ dại trên các cánh đồng canh tác rộng lớn.

Giảm lệ thuộc hóa chất, bước chuyển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại
DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên đang dần cạn kiệt, môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng, ngành nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thiên nhiên đang đứng trước những thách thức to lớn. Đằng sau mỗi mùa vụ bội thu...

SMEs: Động lực mới cho nông nghiệp thông minh
DNTH: Trong khi các doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt thị trường, thì hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) lại là lực đẩy âm thầm nhưng bền bỉ trong việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và lan tỏa giá trị địa...

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone
DNTH: Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi tư duy và phương thức canh tác bền vững
DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 tại TP Cần Thơ.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng
DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...