Mọi thứ từ chuối đều bán được

12:09 | 03/05/2024

DNTH: Chuối là loại cây được khai thác triệt để nhất, thân để kéo sợi, quả để ăn, để sấy, lá để gói, hoa để chế biến món ăn. Bằng việc áp dụng các công nghệ sau thu hoạch, các sản phẩm từ cây chuối đã tăng giá trị gấp nhiều lần, tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Lá chuối được dùng để gói thực phẩm
Lá chuối được dùng để gói thực phẩm

Lá chuối được bán ra nước ngoài giá nửa triệu đồng/kg

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có khoảng 154.000 ha trồng chuối, sản lượng hơn 2,3 triệu tấn. Đây là loại cây ăn trái có diện tích, sản lượng lớn nhất của Việt Nam.

Lá chuối ở Việt Nam thường được sử dụng để gói các loại bánh, gói giò chả, gói xôi. Lá chuối đẹp, róc bỏ xương lá, có giá bán lẻ khoảng 20.000 đồng/kg, còn tại chợ truyền thống bán sỉ từ 10.000 – 12.000 đồng/kg. Thị trường lá chuối xuất khẩu chủ yếu là các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Chị Lê Hoàn, một thương lái thu mua lá chuối cho biết: “Nhu cầu của thị trường rất lớn nhưng nguồn cung trong nước ít. Để xuất đi nước ngoài, lá phải là lá chuối tây đẹp, không rách, có bề ngang 30 cm, được sơ chế, khử trùng, đóng gói theo tiêu chuẩn của từng nước nhập khẩu”.

Hiện trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, eBay, lá chuối đang được bán với giá khá cao. Trang Amazon Nhật Bản, một chiếc lá chuối tươi được niêm yết 2.280 yên (gần 500.0000 đồng/lá). Cũng trên trang này, nếu mua 2 lá giá chỉ còn 1.980 yên/lá (tương đương hơn 400.000 đồng); mua 3 lá, giá chỉ khoảng 760.000 đồng và nếu cần sử dụng nhiều thì mua theo combo 5 chiếc lá chuối với giá 1.168.000 đồng. Chị Trang, Việt kiều Nhật cho biết thêm: “Để gói được 10 chiếc bánh chưng cho ngày Tết, chị tốn khoảng 1,5 triệu đồng cho tiền lá chuối. Nhưng mỗi năm chỉ có một lần thắp nhang tưởng nhớ ông bà, nên mức giá đó chấp nhận được. Hơn nữa, giá đó đã bao ship”.

đt Chuối sấy dẻo
Sản phẩm chuối sấy dẻo giúp nhiều gia đình nông dân thoát nghèo

Đa dạng sản phẩm từ quả chuối

Quả chuối vẫn thường được sử dụng để ăn tươi. Để nâng cao giá trị, tận dụng chế biến khi vào mùa thu hoạch, người nông dân đã dùng làm chuối khô, chuối sấy dẻo. Quả chuối được chế biến bằng công nghệ sau thu hoạch giúp nhiều vùng, nhiều gia đình thoát nghèo, phát triển bền vững.

Chị Vàng Thị Phạm, xã Khổng Lào, Phong Thổ, Lai Châu cho biết: “Trước đây, tôi cũng trồng chuối nhưng chủ yếu bán chuối sang Trung Quốc, giá thành và đầu ra không ổn định. Nếu như phía Trung Quốc đóng biên, không nhập hàng, hoặc giá thu mua thấp thì người trồng chuối không có nơi tiêu thụ. Bán rẻ không ai mua. Chuối để hỏng cũng coi như mất trắng”.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Thổ và Tổ chức Plan triển khai mô hình “Sáng kiến khởi nghiệp nhóm thanh niên sản xuất kinh doanh”, hoạt động chính là làm chuối sấy dẻo. Tôi cùng sáu thanh niên trên địa bàn xã đăng ký tham gia.

Chúng tôi được cấp máy sấy, máy hút chân không, hướng dẫn kỹ thuật để sản xuất chuối sấy dẻo từ tháng 8/2022. Quy trình chế biến là lựa chọn những quả chuối ngon, chín nhưng chưa mềm, không dập nát. Chuối được lột vỏ, rồi ngâm với chanh và muối khoảng 20 - 30 phút để giảm độ chát. Sau đó, xếp chuối ra khay để ráo nước rồi đưa khay vào máy sấy. Nhiệt độ sấy chuối phải ổn định khoảng 70 độ C, sau 5 - 6 tiếng đảo một lần để sản phẩm sấy chín, khô đều các mặt. Sau 30 - 35 tiếng sẽ cho thành phẩm. Trung bình 4,5 kg chuối tươi cho 1 kg chuối sấy thành phẩm. Chuối sấy dẻo thành phẩm được đóng gói trong túi hút chân không, có hạn dùng 3 tháng.

đt Chuối sấy khô
Chuối sấy giòn

Chuối sấy giòn là 1 trong 20 sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La

Tại huyện Yên Châu, Sơn La, nhiều cơ sở, doanh nghiệp đầu tư máy móc sản xuất, chế biến các sản phẩm chuối sấy dẻo, chuối sấy giòn, rượu chuối. Anh Nguyễn Xuân Chiến, chủ cơ sở sản xuất Thành Công, một trong những hộ có kinh nghiệm lâu năm chế biến chuối sấy giòn chia sẻ về quy trình làm chuối sấy giòn ướp gia vị, gồm: Đường, gừng, vừng hạt, rồi cho vào chảo chiên trong khoảng 1 giờ. Khi sản phẩm ngả màu vàng cánh gián sẽ vớt ra khay làm nguội, sau đó mới đóng gói.

Năm 2019, gia đình anh Chiến được hỗ trợ thiết kế nhãn hiệu, mẫu mã, bao bì đóng gói, quảng bá giới thiệu sản phẩm từ chương trình OCOP địa phương. Chính vì tham gia OCOP, sản phẩm chuối sấy giòn của cơ sở được nhiều nơi, nhiều người biết đến. Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất khoảng 50 kg chuối sấy giòn, được tiêu thụ tại thành phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm

DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm

DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang

DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió

DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

Hạn hán khốc liệt ở Tây Nguyên: Nông dân chật vật giữ nước cho mùa màng

DNTH: Dù mới chỉ bắt đầu bước vào mùa khô nhưng hiện nay, nhiều ao, hồ trên địa bàn Tây Nguyên đã cạn trơ đáy, hàng trăm ha cây trồng thiếu nước tưới trầm trọng.

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh

DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

XEM THÊM TIN