Ngân hàng ầm ầm báo lãi đậm

08:51 | 18/01/2019

DNTH: Từ những ông lớn ngân hàng Nhà nước như Vietcombank, BIDV, Agribank cho đến ngân hàng cổ phần tư nhân là MB, HDBank, Sacombank, VIB, TPBank, Nam Á, Kienlongbank...đều đã ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất từ trước tới nay.

Ngay những ngày đầu năm mới 2019, các ngân hàng lớn nhỏ trong hệ thống đều đã công bố những kết quả kinh doanh ấn tượng, tốt nhất từ trước tới nay.

Ngân hàng ầm ầm báo lãi đậm

Vietcombank, BIDV, Agribank lãi 35.000 tỷ

Đầu tiên là Vietcombank, theo Tổng giám đốc nhà băng này cho biết, năm 2018 ngân hàng riêng lẻ đã đạt 18.016 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và hợp nhất là 18.356 tỷ đồng, tăng hơn 63% so với năm 2017. Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROAA đạt 1,37% còn lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROAE đạt 25,42%. Tỷ lệ lợi nhuận biên NIM đạt 2,91%.

Các chỉ số kinh doanh của Vietcombank đều tăng trưởng vượt bậc như huy động vốn năm qua đạt hơn 910,9 nghìn tỷ đồng, trong đó riêng huy động thị trường 1 đạt hơn 823,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2017; Dư nợ tín dụng ở mức hơn 635 nghìn tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm trước và dưới mức trần quy định của NHNN; Tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,97% trên tổng dư nợ; Dư quỹ dự phòng rủi ro đạt gần 10.500 tỷ đồng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng là 170% - cao nhất trong lịch sử hoạt động của nhà băng này.

Theo lời ông chủ tịch ngân hàng Nghiêm Xuân Thành thì con số lợi nhuận năm qua không chỉ giúp Vietcombank tiếp tục dẫn đầu hệ thống mà còn có lợi nhuận cao hơn cả 2 ngân hàng đứng sau cộng lại. Vietcombank cũng đứng đầu về nộp ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, Vietcombank còn là ngân hàng có vốn hóa cao nhất trong số các ngân hàng đã niêm yết.

Tại BIDV, ngân hàng cho biết năm 2018 lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 9.625 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017. Trong đó, lợi nhuận trước thuế riêng khối ngân hàng đạt 8.959 tỷ đồng, tăng trưởng 12%. Đến cuối năm 2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 1,28 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 9,1% so với 2017 - giúp BIDV vẫn là ngân hàng thương mại có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam.

Tổng quy mô tín dụng và đầu tư của BIDV đạt trên 1,214 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 6,8%; trong đó cho vay nền kinh tế hơn 977.000 tỷ đồng, tăng trưởng 13,3%, chiếm khoảng 13% quy mô tín dụng toàn ngành ngân hàng. Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng, tăng trưởng gần 9%; trong đó tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 11% và chiếm khoảng 12,5% huy động vốn toàn ngành ngân hàng.

Một ngân hàng lớn nữa là Agribank năm 2018 cũng bất ngờ báo lãi 7.500 tỷ đồng- con số cao kỷ lục của ngân hàng này, và cao hơn nhiều so với kế hoạch 5.700 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt gần 1,3 triệu tỷ đồng; Nguồn vốn đạt gần 1,2 triệu tỷ, tăng trưởng 11,8%; Quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 1,2 triệu tỷ, tăng 14,6% so với năm trước; Dịch vụ đạt 5.400 tỷ đồng, tăng trưởng 21%. Đặc biệt, nhờ thu hồi được gần 12.000 tỷ đồng nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này theo Thông tư 02 chỉ còn 1,51%.

Như vậy chỉ riêng 3 ngân hàng lớn nhất đã ghi nhận lợi nhuận khoảng 35.000 tỷ.

MB, HDBank, VIB, Sacombank, TPBank, Nam Á đều lãi lớn

Trong số các ngân hàng tư nhân đã công bố kết quả kinh doanh đến thời điểm này thì Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) là đang dẫn đầu khi đạt mức lợi nhuận trước thuế trên 7.000 tỷ đồng trong năm 2018, tăng 31% so với năm trước. Các chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng đều hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra, nợ xấu tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp 1,21%.

 

Tiếp đến là HDBank. Chia sẻ với báo giới ngày 16/1, ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc ngân hàng cho biết năm 2018, tổng lợi nhuận trước thuế của HDBank cũng lên tới 3.972 tỷ đồng, tăng 64% so với năm trước và cao hơn mục tiêu đề ra. Trong đó, tỷ trọng của mảng dịch vụ đã tăng đáng kể và giảm sự phụ thuộc kinh doanh vào tín dụng. Đóng góp từ thu ngoài lãi của HDBank đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 55% so với năm trước. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát chặt chẽ ở mức thấp.

Ngân hàng VIB cũng vừa công bố báo cáo tài chính. Theo đó lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.741 tỷ, tăng 95% so với năm 2017 và vượt 37% so với kế hoạch cổ đông giao, là năm thứ 2 liên tiếp ghi nhận mức tăng trưởng gần 100%. Tại ngày 31/12/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 140.000 tỷ đồng. Huy động vốn tăng 22,7% so với năm 2017. Dư nợ tín dụng đạt 98.933 tỷ đồng, tăng 17,5%. Trong đó dư nợ khối ngân hàng bán lẻ đạt 74.300 tỷ, tăng 48% trong năm 2018 sau khi đã tăng 83% năm 2017.

Doanh thu của ngân hàng VIB đã tăng trưởng 48% so với năm trước, trong đó thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi tăng lần lượt 40% và 92%. Doanh thu tăng trưởng mạnh trong khi chi phí được quản lý tốt cho hệ số hiệu quả chi phí trên doanh thu (CIR) đạt mức hiệu quả tốt 44%, giảm 13%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng mạnh lên 22,5%, ở nhóm cao nhất của thị trường.

Tại TPBank, ngân hàng mới đây cho biết, lợi nhuận trước thuế năm 2018 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2017 đạt 2.258 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản của TPBank đạt hơn 136 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 12 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 10,5 nghìn tỷ đồng. Nợ xấu dừng ở mức xấp xỉ 1%.

Ở Sacombank, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2018 ước đạt hơn 2.200 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ và vượt 20% kế hoạch. Đây cũng là lần đầu tiên sau 3 năm, lợi nhuận của Sacombank quay trở lại vượt 2.000 tỷ đồng.

Tổng tài sản của Sacombank đến cuối năm 2018 ước đạt 407.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017. Tín dụng ước đạt 258.000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước. Nợ xấu giảm về dưới 3%, trong khi từng lên mức 6,68% hồi cuối năm 2016. Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư ước đạt 364.000 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm.

Một ngân hàng nữa là Kienlongbank cũng đã công bố kết quả kinh doanh năm 2018 với lợi nhuận 300 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2017. Tổng tài sản đạt 42.330 tỷ đồng, tăng 13,40%; tổng huy động vốn đạt 37.499 tỷ đồng, tăng 13,11%; dư nợ cấp tín dụng đạt 29.472 tỷ đồng, tăng 19,39%...Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 0,86%. Các chỉ số an toàn hoạt động đều thực hiện đảm bảo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Nam A Bank chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2018 nhưng theo một lãnh đạo của ngân hàng này thì lợi nhuận năm vừa qua ước đạt gần 700 tỷ đồng, con số cao kỷ lục. Trước đó trong 9 tháng đầu năm Nam Á đã là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống vượt xa chỉ tiêu kinh doanh của cả năm với hơn 470 tỷ.

Theo kế hoạch từ nay đến Tết Nguyên đán các ngân hàng khác cũng sẽ công bố báo cáo kết quả kinh doanh. Dù chưa có các con số chính thức song các ước tính đều cho thấy sẽ có những ngân hàng ghi nhận lợi nhuận cao kỷ lục nữa, chẳng hạn như Techcombank có thể đạt hơn 10.000 tỷ, Maritime Bank có thể đạt trên 1.000 tỷ dù kế hoạch cổ đông giao cho là chưa đến 200 tỷ, Eximbank cũng sẽ có những bước thay đổi đáng chờ đợi...

Tùng Lâm

Theo Trí thức trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN