Người dân sẽ được lựa chọn cách tính tiền điện?
15:08 | 10/07/2020
DNTH: Thay vì chỉ có một cách tính là theo biểu giá bậc thang như hiện nay, người dùng điện sinh hoạt có thể có thêm phương án 1 giá (1 bậc) để lựa chọn, tính toán tiền điện.
Phương án 1 giá và phương án 5 bậc
Thông tin trên vừa được lãnh đạo Bộ Công Thương tiết lộ trước nhiều ý kiến cho rằng cần áp dụng cách tính một giá thay cho phương án điện bậc thang, khiến tiền điện sinh hoạt tăng cao trong những tháng nóng liên tiếp vừa qua.
Cụ thể, bên lề hội thảo “Phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo nối lưới và điện mặt trời áp mái” do Bộ Công thương tổ chức tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết trong phương án tính giá điện sắp tới, Bộ sẽ đưa ra thêm một lựa chọn là ngoài phương án tính biểu giá điện theo 5 bậc, sẽ thêm một phương án nữa là 1 bậc. Theo đó, khách hàng không thích tính giá điện theo biểu giá bậc thang sửa đổi là 5 bậc, sẽ có thêm lựa chọn nữa là chỉ trả bằng 1 giá.
Nếu nhiều người sử dụng điện chọn phương án 1 bậc có thể sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của EVN. Nhưng xét tổng thể thì dù với phương án giá nào, giá điện mới cũng phải bảo đảm hài hòa lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng |
“Phương án 1 giá là lựa chọn thứ 2 dành cho khách hàng, tất nhiên giá cụ thể sẽ được bàn sau, nhưng xây dựng giá phải dựa trên giá điện bình quân. Chúng tôi hy vọng người dân có nhiều lựa chọn hơn trong chi trả tiền điện bằng cách đưa ra nhiều phương án và mọi lựa chọn tùy thuộc vào khách hàng”, ông Vượng nhấn mạnh. Điều này có nghĩa là, dù bất kể số tiêu thụ điện bao nhiêu, các hộ sinh hoạt đều được tính theo một đơn giá thay vì cách lũy tiến bậc thang cho các mức 50 số điện, 100 số, 200 số...
Theo ông Vượng, đơn giá trong trường hợp một giá này sẽ được xây dựng dựa trên giá điện bình quân (hiện là 1.864,44 đồng/kWh, chưa gồm thuế VAT). “Mức giá của phương án 1 giá đang được cân nhắc, nhưng chắc chắn sẽ cao hơn giá điện bình quân hiện nay. Bộ Công Thương sẽ sớm họp lại để rà soát và có báo cáo lần cuối, đưa ra lấy ý kiến trước khi trình Thủ tướng vào cuối năm nay”, ông Vượng thông tin.
Ai lợi, ai thiệt?
Cần phải nhắc lại rằng trong các phương án đưa ra lấy ý kiến rộng rãi để sửa đổi quyết định của Thủ tướng về biểu giá bán lẻ điện hồi tháng 2, Bộ Công thương khi đó cũng đã xây dựng kịch bản 1 giá (1 bậc). Theo đó, phương án 1 bậc có giá bằng mức giá điện bình quân hiện hành cho sinh hoạt là 1.897 đồng/kWh.
Tại kịch bản này, Bộ Công Thương tính toán rằng tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 201 kWh/tháng trở lên (khoảng 6,7 triệu hộ theo số liệu tính đến hết năm 2018), tiền điện phải trả giảm từ 8.000 đồng đến 330.000 đồng/hộ/tháng. Ngược lại, các hộ sử dụng từ 0 - 200 kWh/tháng (khoảng 18,6 triệu hộ trong tổng số khoảng 26 triệu hộ khách hàng của ngành điện) có tiền điện phải trả tăng từ 17.000 đến 36.000 đồng/hộ/tháng.
Hiện nay Chính phủ quy định công thức tính giá bán lẻ điện bình quân vẫn dựa trên cơ sở đưa lợi nhuận định mức của EVN là một khoản cố định trong công thức tính, để đảm bảo nguồn đầu tư cho EVN. Do vậy, giá nào đi nữa thì vẫn bám vào nguyên tắc không để doanh thu bán điện giảm sút lớn (trong trường hợp sản lượng điện tương đương). Theo số liệu thống kê 2018, thì 87% số hộ tiêu thụ không quá 300 kWh/tháng chiếm ~ 60% sản lượng điện tiêu thụ. Như vậy, chỉ 13% số hộ dùng điện mức trên 300 kWh nhưng chiếm ~ 40% sản lượng điện. Do đó, để số tiền bán điện thu được cũng tương đương thì giá điện 1 bậc cũng phải bằng giá đang áp cho bậc 3 hiện tại. Ông Ngô Văn Tuyển, chuyên gia về tài chính doanh nghiệp |
Ông Ngô Văn Tuyển, chuyên gia về tài chính doanh nghiệp, cho rằng trong trường hợp 1 giá thì nhiều khả năng giá thấp nhất cũng phải ngang mức đang áp dụng cho bậc 3, vì quản lý nhà nước sẽ phải chọn mức giá trung bình chứ không thể lấy mức thấp nhất.
“Giả sử lấy giá theo bậc 3 hiện tại, thì người dùng từ 200 kWh trở xuống sẽ bị thiệt, người dùng từ 300 kWh trở lên sẽ có lợi. Nếu áp giá bậc 4 thì phải dùng từ 1.000 kWh trở lên mới có lợi, còn áp giá từ bậc 5 trở lên tất cả đều thiệt và thiệt nhất là người nghèo, người dùng ít điện”, ông Tuyển nhận định, đồng thời lấy số liệu của Bộ Công Thương để phân tích. Cụ thể, theo số liệu thống kê 2018 thì 87% số hộ tiêu thụ không quá 300 kWh/tháng. Do đó, nếu áp giá bậc 3 hiện nay thì 87% số hộ là người nghèo hoặc có ý thức tiết kiệm sẽ gánh toàn bộ phần được hưởng lợi của 13% số hộ khá giả.
Ngoài ra, theo ông Tuyển, việc tính hóa đơn điện như hiện tại không hề phức tạp nếu như không muốn nói là đơn giản, và học sinh tiểu học hoàn toàn có thể tính với 1 máy tính cầm tay. “Ví dụ sử dụng 590 kWh sẽ phải trả số tiền là: 50 x 1.678 (đồng) + 50 x 1.734 + 100 x 2.014 + 100 x 2.536 + 100 x 2.834 + 190 x 2.927 = 1.465.130 đồng, chưa tính 10% VAT”, ông Tuyển nói và nhấn mạnh: áp dụng 1 giá là không có lợi với mục tiêu tiết kiệm điện - một thứ hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng. “Với điện sản xuất đang phải dùng công tơ 3 giá, tính toán phức tạp hơn nhiều nhưng chúng ta vẫn làm để đảm bảo mục tiêu tiết kiệm điện”, ông Tuyển nhấn mạnh.
Một giá chỉ phù hợp với nhà giàu?
Thứ trưởng Vượng cho biết thêm tính toán ban đầu cho thấy những người sử dụng nhiều điện, trên 400 kWh, sẽ chọn phương án 1 giá điện. Trong khi đó, những người sử dụng bình quân dưới 400 kWh, hiện chiếm 70 - 80% tổng số lượng khách hàng có thể sẽ chọn biểu giá điện bậc thang do vẫn được hưởng lợi hơn. “Phương án nào cũng có mặt được và không được, do đó phải tính toán tổng thể đối tượng nào trong xã hội chịu tác động. Với chính sách giá điện bậc thang hiện nay, những người thu nhập thấp sử dụng dưới 300 kWh vẫn có lợi hơn”, ông nói thêm.
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả của Bộ Tài chính, dự đoán nếu áp biểu giá điện theo một bậc, chắc chắn giá sẽ cao hơn mức giá bình quân.
“Hiện biểu giá điện bán lẻ dành cho sản xuất và khối hành chính sự nghiệp thấp hơn giá bình quân, trong khi giá điện dành cho kinh doanh và sinh hoạt cao hơn giá bình quân. Nên ý của Bộ Công thương nói bảng giá điện 1 bậc sẽ cao hơn giá bình quân là để cân bằng lại biểu giá điện nói chung”, ông Long phân tích.
Vị chuyên gia này cho rằng việc Bộ Công thương chọn 2 phương án là sáng kiến tốt, nhưng bên cạnh đó cũng nên giữ lại cách tính phương án 1 là 6 bậc. “Vì chia bậc càng nhiều, càng chi tiết, cách tính sẽ chính xác hơn. Hiện giá điện một bậc chỉ phù hợp với nhà giàu, nhu cầu xài điện nhiều, còn nhà nghèo, xài ít thì áp 1 bậc không có lợi”, PGS.TS Ngô Trí Long nói.
Chí Hiếu - Nguyên Nga
Theo TNO
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- người dân được lựa chọn cách tính tiền điện /
- tính giá điện theo biểu giá bậc thang /
- điện bậc thang /
- cách tính tiền điện /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.

Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...

Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.

Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.

Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...

Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...