Người nông dân ‘sống tốt’ với nghề chăn vịt chạy đồng

09:56 | 09/11/2022

DNTH: Theo chân đàn vịt chạy đồng tuy vất vả nhưng người nông dân ở Hà Tĩnh vẫn luôn “sống tốt” với nghề thời gian qua.

Mỗi năm, mùa chăn nuôi vịt thả đồng chỉ kéo dài khoảng 2 tháng sau vụ Xuân (tháng 5) và vụ Hè thu (tháng 9). Đây là thời điểm bà con nông dân vừa thu hoạch lúa xong, đất đai đang chờ khô ải để vào vụ mới. Lượng lúa sau gặt rơi vãi nhiều trên cánh đồng, các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, ốc, cua đồng… cũng tấp nập hơn.

Tất cả tạo thành nguồn thức ăn vô cùng phong phú đa dạng cho đàn vịt sinh trưởng và phát triển tốt. Đây cũng là thời điểm những người chăn nuôi vịt tận dụng cơ hội để tang thêm thu nhập.

Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, thì ngành nghề nuôi vịt chạy đồng được xem là phương án tối ưu giúp tiết kiệm được lượng thức ăn tiêu tốn.

Hơn nữa, việc nuôi vịt chạy đồng làm cho chất lượng vịt thương phẩm tốt hơn, thịt vịt chắc ngon ít mỡ, năng suất trứng cao hơn. Trứng vịt chạy đồng thơm, vàng ươm dinh dưỡng, được người dân đặc biệt ưa chuộng. Cũng vì những lý do đó mà các sản phẩm từ vịt chạy đồng thường được thương lái thu mua với mức giá cao hơn. Hiện tại trứng vịt chạy đồng được nhập cho thương lái với giá trên 3.000 đồng/quả, vịt thương phẩm được thu mua từ 70-80.000 đồng/con. Cao hơn nhiều so với mức giá cùng thời điểm các năm trước.

Hình thức chăn nuôi có tính thời vụ nhưng nuôi vịt chạy đồng mang lại nguồn thu nhập khá lớn, ổn định cho người chăn nuôi.
Hình thức chăn nuôi có tính thời vụ nhưng nuôi vịt chạy đồng mang lại nguồn thu nhập khá lớn, ổn định cho người chăn nuôi.

Nhằm giúp đàn vịt được ăn no, người nuôi phải dậy từ sáng sớm, lùa vịt ra các cánh đồng lớn và cho ăn tại các chân ruộng. Để đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm bệnh, người nuôi cần thay đổi địa điểm chăn thả thường xuyên.

Chị Nguyễn Thị Thành (trú xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên) cho biết, gia đình chị nuôi 500 con vịt, với vịt nuôi nhốt mỗi ngày chúng tôi phải cho vịt ăn ít nhất 2 bao thức ăn (cám), với chi phí 1 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, khi nuôi vịt phương pháp chạy đồng, gia đình đã tiết kiệm được gần 30 triệu đồng/tháng.

Theo chị Thành, để tiết kiểm được chi phí chăn nuôi, nhưng vẫn mang lại giá trị sản phẩm chất lượng cho khách hàng, những người chăn nuôi sẽ vất vả hơn vì phải lùa vịt ra đồng sớm, theo sát đàn vịt để tránh thất lạc, hao hụt số lượng. Đến tối thì lùa vịt về cho vịt nghỉ ngơi.

Một nhà chăn nuôi với quy mô lớn hơn, anh Đinh Văn Trường (trú xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà) nuôi 5000 con vịt đẻ và 5000 con vịt chạy đồng, với kinh nghiệm 17 năm của mình anh Thanh cho hay, vịt giống sau khi mua về được anh thả nuôi trong trại từ 80 - 90 ngày, sau đó cho chạy thả đồng 3 tháng rồi mới về chăm sóc để lấy trứng.

Đàn vịt gia đình anh Trường về trại sau 1 ngày chạy đồng.
Đàn vịt gia đình anh Trường về trại sau 1 ngày chạy đồng.

Hiện tại cơ sở chăn nuôi của anh có 2 công nhân chuyên chăn vịt chạy đồng. Mỗi tháng bỏ ra 8-12 triệu đồng/người để theo sát đàn vịt, công việc tuy khá vất vả vì phải bao quát cả đàn và phải chăn ở những cánh đồng xa. Song số lợi nhuận mang lại từ việc nuôi vịt chạy đồng cũng lớn hơn đáp ứng trang trải cuộc sống.

Theo anh Trường, đàn vịt thả đồng sẽ có sức đề kháng cao hơn vịt nuôi nhốt, ít bệnh và giúp gia đình tiết kiệm được hơn 4 triệu đồng tiền thức ăn mỗi ngày.

Trao đổi với phóng viên bà Đặng Thị Ngọc, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên cho biết: "trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, người dân nuôi vịt chạy đồng cơ bản rất hiệu quả, tiết kiệm được nhiều chi phí tiền bạc và thời gian vì vịt có thể ăn lúa rơi, lúa chét, cá và các loại nhuyễn thể khác… cho nên người dân hầu như không phải đầu tư thêm, ở những cánh đồng rộng người chăn nuôi lùa vịt ra đồng cho ăn tự do đến tối lùa về mà không lo thất lạc."

Tuy nhiên đối với vịt đẻ chạy đồng người dân phải đon được đúng thời gian để tận dụng nguồn thức ăn cho vịt đẻ trứng. Ngoài ra giai đoạn này thường mưa nhiều, thời tiết không thuận nên con vịt dễ nhiễm bệnh hơn đó cũng là những điểm hạn chế khi nuôi vịt chạy đồng.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm

DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm

DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang

DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió

DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

Hạn hán khốc liệt ở Tây Nguyên: Nông dân chật vật giữ nước cho mùa màng

DNTH: Dù mới chỉ bắt đầu bước vào mùa khô nhưng hiện nay, nhiều ao, hồ trên địa bàn Tây Nguyên đã cạn trơ đáy, hàng trăm ha cây trồng thiếu nước tưới trầm trọng.

XEM THÊM TIN