Phân bón giả, bài toán khó giải của nhà nông

22:06 | 08/09/2020

DNTH: Phân bón là mặt hàng chiến lược, phục vụ sản xuất nông nghiệp, là bạn đồng hành của nhà nông và góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia. Tuy nhiên, đây là mặt hàng rất dễ làm giả, đe dọa sự phát triển của ngành nông nghiệp, cũng như sự bình ổn của ngành công nghiệp sản xuất phân bón.

Thị trường phân bón - Thật giả lẫn lộn

Một số doanh nghiệp sản xuất phân bón cho biết, họ đã và đang gặp khó khăn, do trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng phân bón giả, phân bón kém chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, làm giảm sản lượng cũng như chất lượng của cây trồng. Các đối tượng làm phân bón giả sử dụng nhiều chiêu trò, thủ đoạn hết sức tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng.

Điển hình như năm 2012, bà con nhân dân xã An Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, mua phải phân bón NPK-S 5.10.3-8 giả, gây ra hiện tượng cây ngô vàng lá, năng suất thấp, thậm chí nhiều cây đã chết sau khi bón phân. Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, đã phát hiện một cơ sở ở Hà Nội làm phân bón Lâm Thao giả từ đất sét và bột đá. Tháng 10 năm 2019, cơ quan chức năng phát hiện nhóm đối tượng làm giả Supe lân Lâm Thao, từ bột đá màu xám tại Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, đối với  khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, phân bón giả đã gây nhức nhối cho người nông dân nhiều năm nay. Lợi dụng thói quen mua phân bón trả chậm và thanh toán sau khi thu hoạch sản phẩm, của bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu Long. Các đại lý đã trộn phân bón giả với phân bón đủ chất lượng để hạ giá thành, rồi cung cấp cho người nông dân. Do thiếu thông tin về sản phẩm và không tìm hiểu kỹ cách nhận biết phân bón giả, phân bón kém chất lượng, kết hợp với mức độ làm giả tinh vi, đã làm cho không ít nông dân điêu đứng vì mua phải phân bón kém chất lượng.

Hậu quả từ phân bón giả thông qua các ví dụ điển hình

Năm 2016, anh Trần Văn Việt, ngụ tại Ấp 19/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, mua 5 bao phân thương hiệu Li-ô của Thái Lan, bón cho 3 héc ta lúa. Sau đó không lâu, cây lúa vàng lá và chết. Trong khi, cùng loại giống đó, cùng cánh đồng, nhưng những hộ dân sử dụng phân bón khác thì cây lúa vẫn phát triển bình thường.

Năm 2017, trong lúc nhiều hộ nông dân trên địa bàn đang tập trung chăm sóc cho hồ tiêu trong thời kỳ ra hoa, đậu quả, thì gia đình ông Nguyễn Ngọc Tỵ (xã Nam Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) lại loay hoay, thuê người đến phá dỡ gần 2000 trụ tiêu. Ông Tỵ cho biết, thời gian trước vườn tiêu của gia đình ông phát triển bình thường, nhưng sau khi gia đình ông mua hơn 1 tấn phân hữu cơ vi sinh E.K, của một Công ty tại Đắk Lắk để bón thì chỉ một vài ngày sau, lần lượt các trụ tiêu trong vườn có biểu hiện vàng lá, rụng đốt, rụng quả, không thể thu hoạch, thiệt hại lên đến gần nửa tỷ đồng.

Từ những ví dụ trên, có thể thấy sức tàn phá từ phân bón giả, phân bón kém chất lượng là rất đáng lo ngại, đẩy cây trồng vào tình trạng suy kiệt sức sống, giảm năng suất, dễ bị sâu bệnh tấn công, chi phí cho việc phòng và trị sâu bệnh gây hại cũng vì thế mà tăng cao. Không chỉ dừng ở đó, việc một lượng không nhỏ phân bón giả, kém chất lượng tích tụ trong đất, phát tán trong không khí hay trôi theo dòng nước, cũng là tác nhân ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của hàng hóa nông sản Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang hướng tới thị trường EU, thông qua hiệp định EVFTA, và một số hiệp định với các quốc gia khác trên thế giới, với yêu cầu cao  về chất lượng nông sản, cùng nhiều tiêu chí đánh giá khắt khe.

Nỗi lo đa chiều

Theo Bộ Công thương, trung bình mỗi năm lực lượng quản lý thị trường bắt giữ khoảng 4.000 vụ phân bón giả. Thực trạng này đang gây thiệt hại tới 2,6 tỷ USD mỗi năm cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và bà con nông dân. Trong đó, người nông dân chịu ảnh hưởng mất mùa do sử dụng phân bón kém chất lượng, Nhà nước bị thất thu thuế do thị trường phân bón “bát nháo”, thiếu minh bạch, các doanh nghiệp thì đau đầu với việc bảo vệ thương hiệu và suy giảm về doanh thu bán sản phẩm.

Đáng lo ngại hơn là nhu cầu thực tế về việc sử dụng phân bón ở nước ta chỉ khoảng trên 10 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, công suất cả ngành đang dư thừa gấp 3 lần so với nhu cầu sử dụng. Trong khi đó, phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn tung hoành, len lỏi, thâm nhập sâu vào các vùng sản xuất chủ lực như Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, đe dọa đến chất lượng và năng suất của nông sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến nghị, phân bón đóng góp 30% hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy, cần xem trọng sự ổn định của thị trường phân bón, nhằm bảo vệ quyền lợi cho cả “ba nhà” gồm Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân. Tuy nhiên, trên thực tế việc giữ bình ổn thị trường phân bón lại gặp vô vàn khó khăn. Phần lớn các vụ vi phạm bị phát hiện đều do các đại lý cố tình bày bán phân bón giả, kém chất lượng với giá rẻ, đánh vào tâm lý người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc có quá nhiều sản phẩm phân bón trên thị trường (Theo số liệu được Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cung cấp, tính tới đầu năm 2018, cả nước tới 735 cơ sở sản xuất phân bón, với 20.000 đầu tên phân bón), cũng là một thách thức lớn cho các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Điển hình là việc làm giả nhãn mác, pha trộn nguyên liệu không rõ nguồn gốc. Ngoài ra việc quản lý nhà nước từ khâu sản xuất đến khâu phân phối ngoài thị trường của phân bón vẫn còn lỏng lẻo, cần thay đổi để phù hợp với thực tế hiện nay.

Sau quá trình nghiên cứu và thảo luận, Nghị định 84/2019/NĐ-CP, quy định về quản lý phân bón, hướng dẫn Luật Trồng trọt, thay thế cho Nghị định 108, đã được Chính phủ ban hành vào tháng 11/2019. Theo Nghị định này, nhiều quy định được điều chỉnh theo hướng rút gọn, đơn giản thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Từ đó, các văn bản quy phạm pháp luật, phục vụ công tác quản lý Nhà nước về phân bón đã cơ bản hoàn thiện và đồng bộ, tạo thuận lợi cho quá trình quản lý sản phẩm phân bón, tăng cường hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

Việt Nam là đất nước nông nghiệp, với hơn 75% dân số sống nhờ vào đất đai và sản phẩm nông nghiệp. Sản xuất phân bón giả là hành vi gian lận, vi phạm pháp luật, nhưng lại rất khó kiểm soát. Do đó, bên cạnh việc siết chặt các chế tài, trên góc độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Bản thân mỗi người dân cũng cần tỉnh táo trong việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc cây trồng, giúp bảo đảm quyền lợi cho chính mình. Đồng thời, ngăn chặn sự lộng hành của các đối tượng đang kiếm lời từ công sức lao động của người nông dân, ảnh hưởng đến nền sản xuất nông nghiệp nước nhà./.

Đỗ Hiếu

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển

DNTH: Sau khoảng 20 năm phát triển, nghề nuôi cá lồng bè ở các xã ven biển, đảo ở Kiên Giang đã giúp cho hàng nghìn hộ vươn lên khá, giàu, không ngừng tăng về quy mô, số lượng và đã trở thành một trong những ngành thế mạnh của các...

Đổ hàng tỷ USD vào nông nghiệp, các đại gia Việt nhận lại được gì?

DNTH: Dù là những doanh nhân có tiếng trên thương trường, Bầu Đức, tỷ phú Trần Đình Long hay Trần Bá Dương,.. đều phải đối mặt với không ít thách thức trong hành trình đầu tư nông nghiệp.

Hiệu quả sản xuất từ Diễn đàn Khuyến nông@

DNTH: Trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức nhiều diễn đàn Khuyến nông @, qua đó đã giúp cho bà con nông dân nâng cao được kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng cơ hội kết nối sản xuất và tiêu...

Khuyến khích nông dân đa dạng con nuôi thủy sản để tăng thu nhập

DNTH: Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh dự báo tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt khoảng 195.000 tấn, tăng khoảng 3.000 tấn so năm 2023, vượt kế hoạch đề ra 7,19 % về tăng giá trị sản xuất và...

Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm

DNTH: Thủy sản được xác định là mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình và có những đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế những năm qua.

Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo

DNTH: Để góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa...

XEM THÊM TIN