Phát triển sản phẩm cá tra song hành cùng truyền thông

14:56 | 27/06/2024

DNTH: Trải qua nhiều biến động, cá tra Việt Nam dần vực dậy sự phát triển vốn có.

Nguồn cá thịt trắng, trong đó có cá tra là nguồn thực phẩm cung cấp protein giá rẻ, phù hợp với người tiêu dùng cả trong nước và thế giới. Trải qua nhiều biến động, cá tra Việt Nam dần vực dậy sự phát triển vốn có. Để ngành hàng cá tra Việt Nam vững bước hơn trước những cạnh tranh từ nhiều sản phẩm khác, hay sự cạnh tranh trong chính nội bộ ngành hàng cần có nhiều giải pháp; trong đó chú trọng phát triển cả truyền thông về hình ảnh cá tra. 

ca-tra-viet-nam-2762024
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Caseamex, Khu công nghiệp Trà Nóc.

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, ước tính đến thời điểm hết tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam ước đạt gần 900 triệu USD, tăng hơn 2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số đó, sản phẩm cá tra giá trị gia tăng ước đạt hơn 15 triệu USD, cá tra khô và sản phẩm đông lạnh ước đạt gần 160 triệu USD, còn lại là sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh.

Bà Nguyễn Thu Hằng, chuyên gia thị trường cá tra, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho biết, phi lê cá tra đông lạnh vẫn là sản phẩm chủ lực của xuất khẩu cá tra Việt Nam. Về thị trường tiêu thụ, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam. Lũy kế xuất khẩu cá tra sang thị trường này đến hết tháng 6/2024 ước đạt hơn 240 triệu USD. Cùng với thị trường này, thị trường các quốc gia thuộc Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiếp tục giữ đà tăng trưởng, ước đạt hơn 15 triệu USD đến hết tháng 6/2024, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2023; một vài thị trường ghi nhận tăng nhập khẩu cá tra bao gồm Mexico, Nhật Bản, Canada, Singapore... 

Tuy nhiên, tại thị trường Mỹ và châu Âu lại sụt giảm nhập khẩu cá tra Việt Nam; trong đó nhập khẩu cá tra vào thị trường Mỹ được ghi nhận tăng trưởng âm trong tháng 5 và tháng 6. Nhưng nhờ sự tăng trưởng của những tháng trước đó nên tính đến hết tháng 6/2024 đạt hơn 158 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023. Tại khối thị trường châu Âu, sự sụt giảm của xuất khẩu cá tra kéo dài từ đầu năm đến nay nên kim ngạch xuất khẩu cá tra sang khối thị trường này chứng kiến sụt giảm hơn 16% trong tháng 5 và tháng 6/2024. Lũy kế xuất khẩu 6 tháng năm 2024 sang thị trường này đạt ước 84 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù kim ngạch sụt giảm, nhưng nhiều thị trường trong khối châu Âu ghi nhận tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam bao gồm Bulgaria gần 71.000 USD, Hungary gần 48.000 USD, Cộng hòa Séc hơn 63.000 USD. Bên cạnh đó, việc Mỹ và châu Âu tiếp tục siết chặt nhập khẩu thuỷ hải sản từ Nga mở ra cơ hội lớn cho cá tra Việt Nam.

Để tận dụng những cơ hội mở của con cá tra Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đã có hướng đi mới là tích cực truyền thông hình ảnh con cá tra Việt Nam ra thị trường thế giới. Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn chia sẻ, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 về sản lượng và đứng thứ 3 về xuất khẩu sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Do đó việc truyền thông ngành thủy sản; trong đó có cá tra là rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh thời đại số, thông tin được lan truyền mạnh mẽ trên toàn thế giới chỉ bằng 1 cú “click” chuột như hiện nay. Để hoạt động truyền thông hiệu quả, có 2 bước chiến lược truyền thông cho ngành cá tra Việt Nam, một là xác định mục tiêu trước mắt là sắp xếp và trù bị cho những tình huống tiêu cực có thể xảy ra. Hai là cần truyền thông chủ động, kể câu chuyện của ngành cá tra Việt Nam.

Việc sắp xếp và trù bị cho những tình huống tiêu cực xảy ra sẽ tăng khả năng chủ động trong việc giải quyết vấn đề thấu đáo, thay vì bị động và loay hoay tìm cách xử lý. Thêm vào đó, việc truyền thông chủ động, kể câu chuyện của ngành cá tra Việt Nam với truyền thông trong nước và quốc tế là rất quan trọng, để xây dựng hình ảnh tích cực, mở rộng thị trường, tạo niềm tin, bảo vệ uy tín, thương hiệu và tạo ra giá trị thêm cho sản phẩm của ngành.

Hoạt động truyền thông cho con cá tra Việt Nam được bà Nguyễn Ngô Vi Tâm nhấn mạnh là thống nhất thông điệp, định vị bảng câu hỏi trả lời chuẩn, phát hành các thông báo, xây dựng kịch bản các tình huống có thể xảy ra. Đặc biệt, cần đào tạo đội ngũ làm truyền thông, xây dựng các mối quan hệ trọng yếu với các bên và với đối tượng truyền thông mục tiêu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tạo cơ sở dữ liệu với bằng chứng đầy đủ, phục vụ cho việc xử lý các vấn đề có thể xảy ra.

Từ đó, việc truyền thông sẽ dần cải thiện hình ảnh lâu dài, giúp xây dựng những tiêu chuẩn/mô hình trong sản xuất kinh doanh mà các thành viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần hướng đến. Các doanh nghiệp kể được câu chuyện tích cực, phản ánh sự thật và truyền cảm hứng về ngành với các ví dụ cụ thể và dần hình thành với các bên truyền thông ủng hộ và truyền thông tốt đẹp cho ngành hàng cá tra. 

Song song với các chiến lược phát triển hình ảnh cá tra, phát triển sản xuất cá tra còn đảm bảo các hướng đi bảo vệ môi trường cũng là yêu cầu mà người tiêu dùng thế giới đang hướng đến hiện nay. Vì vậy, không đơn thuần một hoạt động bảo vệ hình ảnh cá, mà bảo vệ môi trường xung quanh con cá tra cũng được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chú trọng để tham gia vào cuộc đua sản xuất xanh của các quốc gia nhập khẩu hiện nay.

Theo TTXVN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN