Quảng Nam: Tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế cho người nghèo
08:46 | 27/12/2022
DNTH: Theo kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 và rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, tính đến thời điểm 30/6/2022, trên địa bàn tỉnh Quảng nam có tổng số hộ nghèo: 33.147/ 436.310 hộ (tỷ lệ 7,60%); tổng số hộ cận nghèo: 8.204 hộ (tỷ lệ 1,88%). Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, tỉnh đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai với nhiều giải pháp, đặc biệt thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, lồng ghép với các chính sách kinh tế, xã hội khác của tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở LĐ-TB&XH và các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã có những biện pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương mình. Cùng với đó huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm giảm nghèo bền vững. Tổng số công trình, dự án đầu tư năm 2022 ở 6 huyện nghèo và các đơn vị của tỉnh là 105 dự án với tổng vốn hơn 420,4 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và địa phương. Các huyện nghèo đầu tư các loại dự án gồm 49 công trình giao thông, 26 công trình giáo dục, 4 công trình nước sinh hoạt, 4 công trình thủy lợi, 4 công trình điện và nhiều loại công trình khác (sắp xếp dân cư, công trình văn hóa, khu chăn nuôi tập trung...).

Ngoài ra, các đơn vị của tỉnh còn đầu tư 8 dự án để xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng các hạng mục công trình, nhà xưởng thực hành, phòng học, ký túc xá, công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho học sinh, sinh viên; mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện đào tạo, hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến...
Kết quả, đến cuối năm 2022, toàn tỉnh đã giảm 3.318 hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều so với 2021 (giảm 0,8%), vượt chỉ tiêu mà UBND tỉnh giao (theo Quyết định 467/QĐ-UB ngày 23/2/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam, chỉ tiêu là 3.000 hộ)./.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng
DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm
DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm
DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang
DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió
DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

Hạn hán khốc liệt ở Tây Nguyên: Nông dân chật vật giữ nước cho mùa màng
DNTH: Dù mới chỉ bắt đầu bước vào mùa khô nhưng hiện nay, nhiều ao, hồ trên địa bàn Tây Nguyên đã cạn trơ đáy, hàng trăm ha cây trồng thiếu nước tưới trầm trọng.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...