Quảng Ninh tích cực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP
19:45 | 11/08/2024
DNTH: Nhằm hướng tới phát triển bền vững các sản phẩm OCOP, đặc biệt trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP.
Các hoạt động cụ thể như: Mua bán trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT); thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng hóa đơn điện tử, nộp thuế điện tử, mã vạch, mã QR truy xuất nguồn gốc,... được ứng dụng ngày càng nhiều.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Quảng Ninh đã tổ chức 2 hội chợ OCOP cấp tỉnh, 12 hội chợ trên địa bàn tỉnh (trong đó đã tổ chức 7 hội chợ, tuần lễ sản phẩm); tham gia 4 chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Được biết, các hội chợ đã thu hút trên 120 nghìn lượt người đến tham quan mua sắm. Đem lại tổng doanh thu bán hàng cả 2 hội chợ đạt trên 25 tỷ đồng, trong đó, doanh thu của khu gian hàng các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đạt 12 tỷ đồng.
Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 23 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; các điểm bán hàng OCOP đều có biển hiệu gắn logo OCOP, có giá kệ để xếp hàng hóa, có niêm yết giá. Cùng với đó là ác điểm bán hàng ngoài giới thiệu các sản phẩm OCOP trong tỉnh, còn kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của các tỉnh thành trong cả nước; một số điểm còn có website giới thiệu hàng hóa và bán hàng qua các trang mạng xã hội như: facebook, Zalo, Tiktok...
Đến nay toàn tỉnh có 417 sản phẩm OCOP của 13 địa phương đạt từ 3-5 sao. Hiện Quảng Ninh có 393 sản phẩm OCOP đạt chuẩn (từ 3-5 sao) đã được đưa lên các sàn TMĐT. Cụ thể như sàn Voso: 160 sản phẩm, đạt 40%; Sàn TMĐT Postmart: 108 sản phẩm, đạt 28%; Sàn TMĐT OCOP tỉnh Quảng Ninh đang giới thiệu 393 sản phẩm OCOP, đạt 100%.
Các sản phẩm tiêu thụ tốt như: Trà hoa vàng Ba Chẽ, miến dong Bình Liêu, ruốc hàu Vân Đồn... Các sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3-5 sao đưa lên các sàn thương mại điện tử đều chấp nhận các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Toàn tỉnh đã hỗ trợ trên 2.250 lượt cán bộ, người dân tham dự các hội nghị, chương trình tập huấn và tiếp cận khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số. Trong đó, chương trình OCOP đã tổ chức 12 hội nghị tập huấn, học tập cho trên 800 lượt người về chuyển đổi số trong lĩnh vực OCOP; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc tạo tài khoản, viết bài, quảng bá về sản phẩm, dịch vụ OCOP để đăng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Đồng thời, tổ chức tập huấn chuyên sâu liên kết sản xuất chuỗi giá trị, chuyển đổi số cho 350 hội viên là lãnh đạo, thành viên hợp tác xã và doanh nghiệp OCOP trên địa bàn tỉnh.
Các địa phương cũng xây dựng và thành lập nhóm zalo hoặc mạng xã hội nhằm kết nối, liên kết và tạo diễn đàn trực tiếp trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực về sản phẩm OCOP; đồng thời thông qua nhóm zalo này để tuyên truyền phổ biến các văn bản liên quan đến các tổ chức, cá nhân OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Các ngành chức năng cũng phối hợp với các địa phương xây dựng và hình thành hệ thống xúc tiến, quảng bá sản phẩm OCOP Quảng Ninh; ứng dụng công nghệ 4.0 và thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, phát triển thương hiệu, phân phối, tiếp thị sản phẩm, phát triển thương mại điện tử, các kênh bán hàng ở vùng nông thôn.
Đồng thời, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch điện tử, hệ thống điểm, trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Quảng Ninh, củng cố, hoàn thiện các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo tiêu chuẩn Quốc gia trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nâng cao doanh số bán hàng OCOP của các tổ chức kinh tế tham gia chương trình.
Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm
Nguồn: https://thuonghieusanpham.vn/quang-ninh-tich-cuc-thuc-hien-chuyen-doi-so-chuong-trinh-ocop-72657.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- chương trình OCOP /
- sàn thương mại điện tử /
- Chuyển đổi số /
- Quảng Ninh /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp
DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm
DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.

Tận dụng lợi thế, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Tây Ninh xác định phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chiến lược và mang tính đột phá, tạo động lực quan trọng để nâng tầm ngành nông nghiệp của tỉnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...