Tại sao nhiều nhà sản xuất dù "kiếm bộn" nhờ bán khẩu trang mùa dịch lại khó có thể xuất khẩu sang các thị trường lớn?
06:37 | 09/06/2020
DNTH: Sản xuất khẩu trang phục vụ nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu từng là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp dệt may thoát khó trong bối cảnh đại dịch, song để có thể tiến xa hơn trở thành "cường quốc khẩu trang" hay tăng trưởng tốt với mặt hàng này thì vẫn là một bài toán khó.
Theo Business Insider, thị trường khẩu trang toàn cầu có giá trị 4,6 tỷ USD vào năm 2020 dự kiến sẽ đạt mức 21,2 tỷ USD vào cuối năm 2026, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 24,2% trong giai đoạn 2021-2026. Nhưng trong khi các nhà máy đang hoạt động hết công suất, tạo ra sản lượng khẩu trang cao gấp 20 lần bình thường để đáp ứng nhu cầu giữa đại dịch Covid-19, thì việc sản xuất khẩu trang đạt chuẩn quốc tế khó hơn người ta tưởng rất nhiều.
Kể từ đầu tháng 3/2020, đơn hàng khẩu trang vải của Dony - một đơn vị may mặc đã chuyển sang sản xuất khẩu trang trong mùa dịch - tăng đột biến, gấp 4 lần doanh thu mặt hàng may mặc chủ lực. Công ty này vừa hoàn thành đơn hàng trị giá 15 tỷ VND với đối tác Trung Đông và đang chuẩn bị cho khách hàng tiếp theo với số lượng gấp đôi.
Sự bùng nổ doanh số khẩu trang khiến cho anh Phạm Quang Anh, Giám đốc Dony không khỏi bất ngờ. Dù khẩu trang là mặt hàng có giá trị không cao (chưa tới 1 USD/chiếc), nhưng đơn hàng rất lớn và vì sự cấp bách trong mùa dịch, nên các đối tác thanh toán tiền rất nhanh. Chỉ trong 10 - 15 ngày kể từ khi nhận đơn hàng, sản xuất rồi chuyển cho khách là có tiền về, trong khi làm đồng phục phải mất 2 - 3 tháng mới thu được các khoản.
Phía công ty cho biết, việc đầu tư chuyển đổi để sản xuất mặt hàng khẩu trang gần như bằng không, vì họ có thể tận dụng sẵn hạ tầng, trong khi kỹ thuật may khẩu trang vải không quá khó, nhất là với doanh nghiệp nào đã từng xuất khẩu hàng sang Nhật Bản, Mỹ, châu Âu.
Sản xuất khẩu trang phục vụ nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu từng là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp dệt may thoát khó trong bối cảnh đại dịch, song để có thể tiến xa hơn trở thành "cường quốc khẩu trang" hay tăng trưởng tốt với mặt hàng này thì vẫn là một bài toán khó.
Theo ông Đào Tấn Điền – một chuyên gia trong lĩnh vực y tế cộng đồng cho biết, lý do cơ bản khiến khẩu trang của doanh nghiệp Việt không xuất được sang thị trường lớn là vấn đề về kiểm định chất lượng, tức là các chứng chỉ đi kèm, không chỉ là chứng chỉ trong nước mà còn là chứng chỉ quốc tế. Để thử nghiệm được một bộ khẩu trang cần có cả kiến thức về y tế cộng đồng của nhà sản xuất, điều kiện tài chính và bản thân cấu trúc sản phẩm phải đạt.
"Khẩu trang của Việt Nam trước đó vẫn xuất đi được nhiều thị trường, nhưng về cơ bản là vì trong đợt dịch Covid-19, họ không thể nhập được số lượng lớn khẩu trang chất lượng cao nên họ chấp nhận nhập khẩu trang với tiêu chuẩn thấp hơn" - ông Điền nói.
"Không phải cứ làm khẩu trang là sống trong mùa dịch đâu", ông Điền nhấn mạnh, "Nhu cầu trong nước hiện tại đã bão hòa, cung đang dư so với cầu. Nhà nhà làm khẩu trang, người người làm khẩu trang. Vì thế để thu được lợi nhuận, họ chỉ có thể định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên vì đã sản xuất hàng loạt khẩu trang trong thời kỳ dịch, nhưng lại chưa tập trung vào chất lượng đạt chuẩn cho các thị trường lớn, giờ đây nhiều doanh nghiệp đang "ngắc ngoải" vì sản xuất rất nhiều nhưng các thị trường vẫn còn đang bị ảnh hưởng nặng bởi dịch như Mỹ, châu Âu thì lại không chấp nhận nhập nữa".
Một yếu tố quan trọng khác là nguồn nguyên liệu. Nhà cung cấp tốt là rất quan trọng. Ông Điền cho hay: "Sản xuất khẩu trang y tế quan trọng là màng lọc kháng khuẩn. Nếu doanh nghiệp chọn nguyên vật liệu chất lượng đạt chuẩn quốc tế thì hàng đó sẽ được xuất khẩu. Còn nếu lấy hàng có chất lượng thấp hơn so với chuẩn quốc tế, thì chắc chắn sẽ thất bại khi kiểm định. Có trường hợp test tại nơi sản xuất đã có chất lượng quốc tế, nhưng khi xuất khẩu trang đến nước họ, họ kiểm tra lại thì lại không đạt".
Có thể lô hàng test đạt và chứng nhận có giá trị, nhưng trong quá trình sản xuất không đạt, và test lại tại nước sở tại không đạt thì họ sẵn sàng trả lại. Trên thực tế, những doanh nghiệp dệt may "chạy theo xu hướng" cũng đã kiếm được lợi trong mùa dịch. Tuy nhiên, để có thể đi xa trên con đường xuất khẩu khẩu trang thì con đường vẫn còn rất gian nan.
"Hiện tại, nhu cầu ở thị trường nước ngoài vẫn còn vì diễn biến dịch trên thế giới là tương đối phức tạp. Song khi dịch được kiểm soát thì nhu cầu sẽ có sự suy giảm. Lúc đó, các doanh nghiệp vẫn phải quay về với ngành truyền thống là ngành may mặc" – Giám đốc Dony nói.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- bài toán khó /
- doanh nghiệp dệt may /
- nhà sản xuất /
- thị trường nội địa /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.
Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...
Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.
Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.
Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...
Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...