Triển khai cho vay hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo

07:52 | 07/11/2024

DNTH: Để góp phần thực hiện đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp), UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành văn bản triển khai "Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp".

Chú thích ảnh
Nông dân tỉnh Đồng Tháp thu hoạch rộ vụ lúa Hè Thu. Ảnh tư liệu - minh họa: Chương Đài/TTXVN

UBND Đồng Tháp đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp theo Quyết định 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp; chủ trì, theo dõi việc thực hiện của các tổ chức tín dụng tham gia chương trình. Bên cạnh đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng kịp thời nắm bắt thông tin về nhu cầu vay vốn, những khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của chương trình theo quy định.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, UBND các huyện, thành phố tham gia đề án tiến hành rà soát, tổng hợp, tham mưu, trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trên cơ sở đó, công bố những vùng chuyên canh đủ điều kiện, các liên kết và chủ thể đủ điều kiện tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa chất lương cao, phát thải thấp để các tổ chức tín dụng tiếp cận, xem xét, quyết định cho vay.

UBND Đồng Tháp yêu cầu UBND các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò và thành phố Hồng Ngự chủ trì, phối hợp đơn vị có liên quan xác định vùng chuyên canh lúa đủ điều kiện, các liên kết và chủ thể đủ điều kiện tham gia liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp để tham mưu UBND tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố theo quy định.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1728378970213-0'); });

Từ vụ Thu Đông năm 2024, Đồng Tháp đã thực hiện thí điểm Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp với diện tích gần 50 ha tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười và đã được thu hoạch. Theo ông Trần Thanh Tâm, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, nông dân tham gia thí điểm Đề án đã áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp; đẩy mạnh sử dụng cơ giới hóa. Lượng lúa giống giảm xuống chỉ còn 70 kg/ha; giảm sử dụng vật tư nông nghiệp; rơm rạ được thu gom, xử lý... Kết quả bước đầu, diện tích tham gia Đề án giảm chi phí sản xuất hơn 1,6 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn gần 4,3 triệu đồng/ha so với diện tích lúa đối chứng. Về phát thải khí nhà kính, đã giảm 4,92 tấn CO2/ha.

Với hiệu quả phấn khởi mang lại, trong vụ lúa Đông Xuân, Đồng Tháp triển khai nhân rộng Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại nhiều địa phương trong tỉnh. Mỗi huyện chọn 1 hợp tác xã thực hiện quy mô từ 100 ha trở lên để áp dụng quy trình canh tác bền vững và những tiêu chí của Đề án. Cùng với Tháp Mười, sẽ nhân rộng tại các huyện còn lại của tỉnh Đồng Tháp với 11 mô hình, tổng diện tích hơn 1.300 ha, thực hiện liên tục trong 3 vụ. Tỉnh Đồng Tháp đặt ra mục tiêu đến 2025, sẽ có khoảng 50.000 ha lúa tham gia đề án và đến năm 2030 nâng lên khoảng 161.000 ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam...

DNTH: Ngày 4/12, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị quyết, nghiệp vụ công tác văn phòng và ứng dụng nền tảng số App Nông dân Việt Nam 2024.

Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển

DNTH: Sau khoảng 20 năm phát triển, nghề nuôi cá lồng bè ở các xã ven biển, đảo ở Kiên Giang đã giúp cho hàng nghìn hộ vươn lên khá, giàu, không ngừng tăng về quy mô, số lượng và đã trở thành một trong những ngành thế mạnh của các...

Đổ hàng tỷ USD vào nông nghiệp, các đại gia Việt nhận lại được gì?

DNTH: Dù là những doanh nhân có tiếng trên thương trường, Bầu Đức, tỷ phú Trần Đình Long hay Trần Bá Dương,.. đều phải đối mặt với không ít thách thức trong hành trình đầu tư nông nghiệp.

Hiệu quả sản xuất từ Diễn đàn Khuyến nông@

DNTH: Trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức nhiều diễn đàn Khuyến nông @, qua đó đã giúp cho bà con nông dân nâng cao được kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng cơ hội kết nối sản xuất và tiêu...

Khuyến khích nông dân đa dạng con nuôi thủy sản để tăng thu nhập

DNTH: Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh dự báo tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt khoảng 195.000 tấn, tăng khoảng 3.000 tấn so năm 2023, vượt kế hoạch đề ra 7,19 % về tăng giá trị sản xuất và...

Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm

DNTH: Thủy sản được xác định là mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình và có những đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế những năm qua.

XEM THÊM TIN