Trồng cây dược liệu dưới tán rừng
15:41 | 06/12/2017
DNTH: Cách trung tâm TP Pleiku (Gia Lai) hơn 200 km, xã Kon Pne (huyện Kbang) từng được gọi là "ốc đảo Kon Pne". Giờ, Kon Pne đang dần thay da đổi thịt, nhờ chính cái nhìn thông thoáng của cán bộ xã này.
Ông Lê Văn Quang- Phó Chủ tịch UBND xã Kon Pne cho biết: Từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, xã đã trồng thử nghiệm khoảng 3 sào cây sa nhân tím- loại cây rất phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương. Đồng thời, qua khảo sát thấy giá cả thị trường và đầu ra của loại cây này tương đối ổn định, do vậy, từ nguồn vốn Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, xã mạnh dạn xây dựng 3 tiểu dự án sinh kế cho người dân các làng Kon Hleng, Kon Kring, Kon Ktonh.
Cây dược liệu sa nhân tím, thu nguồn lợi dưới tán rừng |
Hiện đã có 45 người tham gia nhóm hộ thực hiện mô hình trồng sa nhân tím trên diện tích 22,5 ha (mỗi nhóm hộ 7,5 ha). Mỗi tiểu dự án có 15 hộ, với tổng kinh phí thực hiện ban đầu là 230,7 triệu đồng.
Trong đó, vốn dự án hỗ trợ gần 130 triệu đồng, người dân góp vốn hơn 100,8 triệu đồng. Bắt đầu năm thứ 3, dự kiến doanh thu là 331 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí, mỗi hộ thu nhập gần 20 triệu đồng/năm. Quan trọng hơn, khi cây bắt đầu cho quả, có thể thu hoạch từ 5- 6 năm liền.
Riêng cây sâm đá, năm 2015, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đề nghị xã trồng thí điểm giúp 3 sào làm đề tài nghiên cứu khoa học, kết quả phân tích dược tính cho thấy hàm lượng saponin có trong sâm đá bằng 40% so với sâm Ngọc Linh. Hiện nay, trên địa bàn xã đã có một số hộ trồng với diện tích hơn 0,6 ha, tuy nhiên xã đang chờ ý kiến của các ngành chức năng khi nào khuyến khích phát triển được hoặc đánh giá chính xác chất lượng của loại cây này thì địa phương mới tập trung triển khai mô hình cho bà con. |
“Khi giới thiệu dự án, nghe nói hai đến ba năm cây mới cho thu hoạch, bà con thấy thời gian dài, sợ không hiệu quả nên ngại. Sau khi được xã đứng ra vận động, hướng dẫn, phân tích kỹ về mô hình, bà con thấy thực hiện được nên đã tự nguyện đăng ký tham gia.
Dự kiến sang năm sẽ mở rộng diện tích này thêm từ 20 - 30 ha. Giá thị trường hiện nay là từ 13.000 - 15.000 đồng/kg quả tươi, đầu ra sẵn có nên chắc chắn người dân sẽ có thu nhập”- ông Quang khẳng định.
Theo ông Quang, đa số các hộ ở đây điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nếu không có nguồn vốn dự án mà để họ tự bỏ tiền ra đầu tư giống, phân bón thì không thể thực hiện được.
Quan trọng hơn, diện tích trồng cây sa nhân tím nằm trong khu vực rừng được giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ.
Người dân vừa có thu nhập từ tiền dịch vụ môi trường rừng, vừa tận dụng diện tích dưới tán rừng để trồng cây sa nhân tím phát triển kinh tế, đúng với định hướng của huyện là hỗ trợ người dân trồng dược liệu dưới tán rừng.
Anh Đinh A Phir (làng Kon Hleng) đưa chúng tôi đi thăm diện tích trồng sa nhân tím của bà con làng Kon Hleng. Những khóm sa nhân tím đã vươn mình dưới lớp đất mùn.
A Phir nói: “Mối héc- ta đất trồng được 2.000 cây sa nhân tím, tổng số cây giống mà bà con làng Kon Hleng trồng là trên 7,5 ha, với 16.500 cây. Bà con vui lắm khi thấy cây phát triển tốt, tỷ lệ sống cao (trên 85%), hy vọng cây sẽ cho năng suất cao. Hàng ngày, tôi và mọi người thay nhau lên đây để theo dõi quá trình sinh trưởng của cây, xem có cây nào chết thì trồng dặm lại hoặc gỡ những dây leo bám vào thân làm cây chậm phát triển…”.
Những cây sâm đá mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con |
Cách đó không xa, anh A Khúc (làng Kon Hleng, xã Kon Pne) đang cặm cụi đào những bụi sâm đá để lấy rễ và củ bán cho khách hàng. Hơn 2 sào sâm đá này được anh trồng thử nghiệm từ cuối năm 2015 ngay dưới tán cây bời lời của gia đình. Từ đầu năm đến nay, thỉnh thoảng có người mua, anh đào bán cũng được vài triệu đồng. Với giá bán khoảng 100.000 đồng/kg, nếu có người mua hết phần diện tích sâm đá này, gia đình anh sẽ thu nhập khoảng 200 triệu đồng. A Khúc nói: "Loại cây này dễ trồng, giống được lấy từ trên rừng về, chỉ cần đào đất cắm xuống là cây phát triển tốt. Ngoài diện tích thử hiệm trồng sâm đá, A Khúc còn có vườn cây bời lời đỏ hơn 2 ha đã bước sang năm thứ tư. Với giá ổn định như hiện nay (từ 15.000 - 20.000 đồng/kg khô), chỉ 2 năm nữa chắc chắn anh sẽ trở thành triệu phú của xã đặc biệt khó khăn này. |
Ông Lê Văn Quang-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Pne: “Chúng tôi đang có ý tưởng tạo một website để xây dựng thương hiệu và phát triển một số sản phẩm đặc trưng của KonPne như: sa nhân tím, sâm đá, lúa rẫy, sâm sức khỏe, heo đen, rau dớn… theo hướng giám sát chất lượng đầu ra sạch và cung cấp những sản phẩm của địa phương theo mùa. Đồng thời, chúng tôi cũng tìm cách liên hệ, kết nối để làm đầu mối cho bà con bán trực tiếp cho những cơ sở thu mua, giảm khâu trung gian mang lại giá trị kinh tế cao hơn”. |
Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên
DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.
Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...
Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...
Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản
DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam
DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...
Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử
DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...