Trồng dứa giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo
07:44 | 09/07/2024
DNTH: Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người nông dân, thông qua việc chuyển đổi, cải tạo vườn tạp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế, thời gian gần đây huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai mô hình trồng dứa MD2. Bước đầu cây phát triển tốt, cho thu nhập ổn định, mở ra hướng đi mới thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi vùng đất khó này.

Đầu năm 2023, Ủy ban nhân dân huyện Sơn Tây thử nghiệm mô hình trồng dứa MD2 tại thôn Nước Tang, xã Sơn Bua với diện tích 500 m2 dứa MD2, quy mô 2.500 cây. Sau 18 tháng gieo trồng, hiện cây sinh trưởng và phát triển tốt, thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương và đã cho thu hoạch đợt đầu tiên.
Anh Đinh Văn Mong - hộ dân được chọn thực hiện thí điểm mô hình chia sẻ, bình quân mỗi quả dứa có có trọng lượng từ 1-1,5 kg với 2.500 cây thì gia đình thu về hơn 3,5 tấn. Dứa thương phẩm tại vườn có giá từ 12.000 - 15.000 đồng/kg thì cùng với tiền bán chồi giống (khoảng 1.000 đồng/chồi). Sau khi trừ hết các khoản chi phí như làm đất, nhân công lao động, cây giống, phân bón,… người trồng vẫn có lãi khoảng 5,5 triệu đồng/500m2.
So với cây sắn, cây keo thì dứa cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong năm đầu tiên do phải đầu tư chi phí nhiều, nên lợi nhuận thấp hơn nhưng từ mùa thứ 2 do không phải mất phí mua giống nên lợi nhuận sẽ cao hơn. Sắp tới, gia đình sẽ nhân rộng ra một số vườn khác để tăng thu nhập - anh Mong cho hay.

Chị Lê Thị Phương, thôn Đắc Trên, xã Sơn Dung cho biết, thấy giống dứa MD2 này thơm, ngon, nên đặt 500 cây giống đem về trồng thử trong vườn đồi của gia đình. Đến nay, vườn dứa đã cho thu hoạch mùa thứ 2. Để tận dụng diện tích, chị Phương trồng dứa xen với bưởi, mít để lấy ngắn nuôi dài. Với đất đồi núi thì cách trồng này có ưu thế hơn hẳn trồng chuyên canh bởi giảm được cỏ dại, cho thu nhập đồng thời của nhiều loại cây.
Theo chị Phượng, cây dứa dễ trồng, ít sâu bệnh, tốn ít công chăm sóc và thích hợp với nhiều vùng đất khác nhau, nhất là vùng gò đồi. Thời gian thu hoạch dứa kéo dài từ 2-3 tháng, nên có thể chủ động đầu ra cho sản phẩm. Từ khi trồng đến khi thu hoạch từ 14-16 tháng, nhưng từ vụ sau thì rút ngắn còn 12 tháng.
Từ hiệu quả bước đầu của mô hình, huyện Sơn Tây đang vận động nhân dân tận dụng chồi giống thu được tiếp tục triển khai trồng lại trên diện tích đã có và nhân diện rộng. Ông Đinh Trường Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sơn Tây cho biết, qua thực tế thí điểm mô hình cũng như một số nông dân trên địa bàn huyện tự trồng cho thấy, cây dứa MD2 thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng huyện Sơn Tây, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để nhân ra diện rộng, Ủy ban nhân dân huyện đã giao các phòng chức năng tính toán kỹ, chặt chẽ từ các khâu, trồng, chăm sóc để phát huy hiệu quả mô hình. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân cách trồng, chăm sóc cũng như tìm đối tác tiêu thụ ổn định để phát huy hiệu quả kinh tế, từng bước giảm nghèo bền vững cho người dân.
Cây dứa MD2 là một trong những loại cây phù hợp, có triển vọng, mở ra hướng mới cho nông dân Sơn Tây chọn để chuyển đổi từ vườn tạp, đất vườn đồi kém hiệu quả, nhằm tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm
DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm
DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang
DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió
DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

Hạn hán khốc liệt ở Tây Nguyên: Nông dân chật vật giữ nước cho mùa màng
DNTH: Dù mới chỉ bắt đầu bước vào mùa khô nhưng hiện nay, nhiều ao, hồ trên địa bàn Tây Nguyên đã cạn trơ đáy, hàng trăm ha cây trồng thiếu nước tưới trầm trọng.

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh
DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...