Vi phạm quy định về cưỡng chế công viên nước Thanh Hà: Phá dỡ thay vì tháo dỡ?
14:23 | 06/02/2020
DNTH: Thay vì tháo dỡ các hạng mục thiết bị tiền tỉ trong công trình công viên nước Thanh Hà (được đầu tư xây dựng hơn 200 tỷ đồng) để có thể tiếp tục di dời sử dụng, UBND phường Phú Lương, quận Hà Đông (TP Hà Nội) đã đưa khoảng 100 người cùng nhiều thiết bị máy móc đến “phá dỡ”, đập phá toàn bộ khối tài sản này.
Ngày 5/2, PV Báo Bảo vệ pháp luật có mặt tại công viên nước Thanh Hà (phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP Hà Nội) để tiếp tục ghi nhận hiện trạng của công viên nước này sau khi bị cưỡng chế, phá dỡ.
Đã hơn nửa tháng trôi qua, đống đổ nát nơi đây vốn là khối tài sản trăm tỉ vẫn nằm trơ chọi phơi nắng mưa. Nếu không bị phá dỡ, chúng đã có thể được tháo dỡ và di chuyển đến một nơi khác để tiếp tục công năng sử dụng hữu ích, phục vụ nhu cầu của cộng đồng...
Diễn tiến vụ việc
Công viên nước Thanh Hà có vốn đầu tư khoảng 200 tỉ đồng, được xác định xây dựng nhằm mục đích phục vụ công cộng; làm khu vui chơi cho trẻ em, không nhằm mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi công viên nước Thanh Hà đưa vào sử dụng đã xảy ra 2 vụ đuối nước thương tâm.
Trước những sự cố trên, các cơ quan chức năng quận Hà Đông đã kiểm tra và xác định công viên nước Thanh Hà là hạng mục xây dựng phải có giấy phép xây dựng, nhưng Công ty Cienco 5 chưa thực hiện việc xin phép xây dựng. Do đó, UBND quận Hà Đông yêu cầu chủ đầu tư dừng khai thác, sử dụng công viên nước Thanh Hà để chờ xử lý.
Công viên nước Thanh Hà với vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng giờ chỉ còn là đống đổ nát sau khi bị phá dỡ. |
Ngày 27/11/2019, UBND quận Hà Đông có quyết định 4725/QĐ-UBND, yêu cầu chủ đầu tư phải tháo dỡ 19 hạng mục xây dựng của công viên nước Thanh Hà trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Chấp hành quyết định trên của UBND quận Hà Đông, Công ty Cienco 5 đã thực hiện việc tháo dỡ các hạng mục xây dựng và lắp đặt tại công viên nước Thanh Hà. Tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều và các hạng mục lắp đặt tại công viên nước Thanh Hà có kết cấu kỹ thuật phức tạp, cần thực hiện theo quy trình kỹ thuật và do nhà thầu lắp đặt tháo dỡ để đảm bảo không hư hỏng, không mất giá trị sử dụng của tài sản mà Công ty đã đầu tư nên Công ty này đã gửi báo cáo đến UBND quận Hà Đông đề nghị gia hạn và xem xét tạo điều kiện để Công ty xử lý các thiết bị kỹ thuật theo quy trình.
Tuy nhiên, ngày 24/12/2019, UBND quận Hà Đông đã "khẩn trương" ra Quyết định số 5079/QĐ-CCXP về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả mà không chấp nhận ý kiến và đề xuất gia hạn.
Các hạng mục tiền tỉ có thể tháo dỡ để di dời tiếp tục sử dụng đã bị đoàn cưỡng chế phá dỡ, hư hỏng hoàn toàn. |
Ngày 30/12/2019, UBND phường Phú Lương có Thông báo số 606/TB-UBND về việc thực hiện quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo theo quyết định 5079/QĐ-CCXP của UBND quận Hà Đông. Theo đó, UBND phường Phú Lương yêu cầu Công ty phải tự tháo dỡ 19 hạng mục theo yêu cầu của UBND quận Hà Đông, xong trước 17 giờ ngày 10/1/2020.
Công ty Cienco 5 tiếp tục thực hiện việc tháo dỡ, đồng thời có văn bản trình bày khó khăn do khối lượng công việc nhiều và kỹ thuật phức tạp trong khi Tết nguyên đán Canh Tý 2020 cận kề, Công ty không thể mời được chuyên gia, thợ kỹ thuật của nhà thầu Trung Quốc sang thực hiện tháo dỡ nên không thể đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của UBND quận Hà Đông và UBND phường Phú Lương và xin gia hạn nhưng bất thành.
Phá dỡ thay vì... tháo dỡ
Theo phản ánh, đúng 7h sáng ngày 15/1/2020 (tức ngày 21 tháng Chạp âm lịch), UBND phường Phú Lương đã tổ chức lực lượng cưỡng chế gồm khoảng 100 người và khoảng 10 xe cơ giới đến hiện trường công viên nước Thanh Hà để thực hiện cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng theo các quyết định của UBND quận Hà Đông.
Đoàn cưỡng chế đã yêu cầu và buộc toàn bộ công nhân, nhân viên của Công ty đang thực hiện tháo dỡ phải rời hiện trường để đoàn cưỡng chế thực hiện cưỡng chế tháo dỡ.
Tất cả bị phá nát. |
Tiếp theo, đoàn cưỡng chế đã sử dụng các thiết bị cơ giới đập phá toàn bộ các hạng mục xây dựng trên khuôn viên khu đất A2.2-CCĐT01, là các hạng mục xây dựng và lắp đặt trong công viên nước, bao gồm cả cây xanh được trồng trên vỉa hè, khuôn viên của Công viên nước Thanh Hà. Các thiết bị kỹ thuật lắp đặt trong khuôn viên Công viên nước Thanh Hà bị đập phá toàn bộ, không còn giá trị sử dụng.
Đối với các hạng mục xây dựng, việc tháo dỡ có thể không giữ nguyên được giá trị sử dụng như ban đầu. Song, đối với các thiết bị kỹ thuật được lắp đặt thì hoàn toàn có thể tháo dỡ bằng thiết bị kỹ thuật để di dời, bảo đảm tái sử dụng và lắp đặt tại vị trí khác; bảo toàn giá trị tài sản. Song, ở đây, các cơ quan chức năng của quận Hà Đông đã đập phá tất cả, không loại trừ bất cứ hạng mục nào, bao gồm cả cây xanh.
Vi phạm quy định về cưỡng chế
Về vấn đề này, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty Luật Đức An phân tích: “Khoản 5 điều 15 và điểm d, khoản 10, điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà ở"; Khoản 5 Điều 34 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty Luật Đức An. |
“Trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.
Nếu họ từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.
Quá thời hạn 6 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, trông giữ, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng và thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận khoản tiền đó. Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, người tổ chức cưỡng chế tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu hủy”.
Như vậy, nếu các tài sản như ván trượt, cầu trượt, những thiết bị khác không thuộc diện phải cưỡng chế thì đoàn cưỡng chế yêu cầu người bị cưỡng chế tự di chuyển tài sản đó ra khỏi khu vực bị cưỡng chế mà đoàn cưỡng chế không được đập phá các tài sản đó.
Cây xanh cũng bị đổ gục. |
Còn về trách nhiệm của cơ quan chức năng khi để một công trình không có phép mà xây dựng rồi đưa vào vận hành, khai thác thì theo quy định Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, bất động sản thì Thanh tra xây dựng và chính quyền địa phương (cấp xã phường, cấp quận huyện, Thành phố) có trách nhiệm kiểm tra, giám sát phát hiện và kịp thời xử lý các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng.
Trong trường hợp cá nhân, cơ quan được giao nhiệm vụ mà buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm để xảy ra những công trình sai phạm nghiêm trọng thì cá nhân, cơ quan đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Theo Báo Bảo vệ pháp luật
Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.
Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...
Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.
Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.
Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...
Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...