Vì sao đưa vải Lục Ngạn sang Nhật mất tới 5 năm?
11:20 | 15/07/2020
DNTH: Ông Tạ Đức Minh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản kể lại, chuyên gia phía Nhật Bản đã phải bay một mình trên chuyến chở hàng để sang Việt Nam kiểm định, giám sát những khâu cuối cùng của việc xuất khẩu vải Lục Ngạn trong mùa Covid-19.
Ông Tạ Đức Minh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ, xuất khẩu vải sang Nhật Bản phải trải qua một quy trình rất phức tạp. "Công việc này sẽ do Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên, chúng tôi với vai trò là cầu nối giữa hai chính phủ với nhau, thúc đẩy quá trình đàm phán. Từng giai đoạn đều phải có liên hệ với phía Nhật Bản - Bộ Nông lâm nghiệp Nhật Bản" - ông Minh nói.
Ngày 8/7/2015, Cục Bảo vệ Thực vật liên hệ với Cục An toàn Thực phẩm và Tiêu dùng của Nhật Bản đưa ra mặt hàng có nhu cầu xem xét để xuất khẩu và được phía Nhật chấp nhận xem xét. Sau đó, ngày 20/7/2015, phía Việt Nam sẽ phải thông báo cho phía Nhật kế hoạch thực hiện, điều tra, tiến hành khảo sát, lập danh sách sâu bệnh với quả vải và phía Nhật sẽ xem xét kiểm tra.
Ngày 5/2/2016, sau khi xác nhận hoàn tất kiểm tra dữ liệu thực nghiệm và dữ liệu điều tra, nếu thấy quả vải có sâu bệnh, phía Nhật Bản sẽ đưa ra kỹ thuật, công nghệ để cùng Việt Nam trao đổi xử lý. Khâu này, theo ông Minh là tương đối phức tạp, tốn kém và mất thời gian. Ông lấy ví dụ, quả thanh long trước đây khi phía Nhật đưa ra công nghệ xử lý ruồi đục quả, công nghệ này tốn kém tới mức phải dùng vốn ODA và mất tới 3 năm để thử nghiệm từ khâu trồng trọt đến xử lý côn trùng.
Còn với quả vải, tới năm 2017, phía Nhật Bản và Việt Nam vẫn chưa biết dùng phương pháp gì. Lý do là quả vải tính chất khác thanh long cũng như xoài. Quả vải lúc thu hoạch phải là quả chín, có vỏ rất mỏng. Khi bị tác động vào, quả vải sẽ thay đổi màu sắc và hương vị.
Cuối cùng, phía Việt Nam cũng đưa ra được phương án tối ưu và đề xuất và được phía Nhật bản chấp nhận. Phương pháp này là xông hơi khử trùng bằng methyl bromide.
Đến ngày 24/4/2018, khi nhận được kết quả thông báo của toàn bộ quá trình thử nghiệm, thực địa, thực tế tại vùng trồng, phía Nhật mới bắt đầu xem xét, lấy ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà chuyên môn Nhật Bản. Giai đoạn này cũng mất khoảng 6 tháng - 1 năm.
Bước cuối cùng, sau khi hoàn thành tất cả các quá trình thử nghiệm sâu bệnh, thực nghiệm hiện trường, xem xét hồ sơ... phía Nhật Bản sẽ đưa thông tin rộng rãi tới người tiêu dùng, cộng đồng Nhật Bản để xem họ có đón nhận quả vải hay không.
Tổng thời gian cho việc này, theo ông Minh, cũng tùy vào việc loại quả đó có nhiều côn trùng phải xử lý hay không, và thường mất từ 3-5 năm. Các đoàn cấp cao sang thăm Nhật Bản, mỗi chuyến thăm đều thúc đẩy đàm phán việc xuất khẩu.
"Việc trao đổi kỹ thuật rất mất công sức và thời gian. Nhưng chúng tôi cũng cho rằng việc chúng tôi làm là làm thế nào để hình ảnh quả vải tạo ra được âm hưởng đến nhiều người tiêu dùng, nhiều người dân Nhật Bản. Họ biết được quả vải, biết cách ăn quả vải như thế nào và bảo quản quả vải ra sao.
Chúng tôi cũng phải tìm kiếm nhà nhập khẩu. Trong thời gian từ 2018 đến 2019, tôi đã 3 lần đưa các nhà nhập khẩu về Việt Nam, đến làm việc với đầu cầu Lục Ngạn, giới thiệu công nghệ bảo quản quả vải trong quá trình xuất khẩu. Công nghệ đó chưa được sử dụng nhưng chúng tôi mong rằng trong mùa vải năm sau, chúng ta cũng cần đưa công nghệ bảo quản quả vải từ khâu thu hoạch đến công nghệ sau thu hoạch, trong quá trình vận chuyển quả vải từ Việt Nam sang Nhật Bản" - ông Minh tâm sự.
"Chúng tôi mong muốn quả vải khi bày lên kệ siêu thị vẫn sẽ giữ được độ tươi và thơm ngon để người tiêu dùng không chỉ mua trong 1 ngày, 2 ngày mà có thể bày trong cả mùa vụ mà Việt Nam đang thu hoạch" - ông nói thêm.
Trong giai đoạn cuối, khi quả vải chuẩn bị sang được Nhật Bản, việc xuất khẩu cần có sự giám sát của chuyên gia Nhật Bản trong khâu cuối cùng: khử trùng, đóng gói, đóng dấu chứng nhận khi xuất khẩu của Nhật. Thời điểm này, do dịch Covid-19, phía Nhật Bản cũng không biết phải xoay sở thế nào vì quy định xuất nhập khẩu khi đó rất chặt chẽ. Họ cũng không có chuyên gia nào dám xung phong sang Việt Nam vì thời điểm đó Việt Nam cũng có trường hợp lây nhiễm cộng đồng. Các chuyên gia đều phải về nước, họ không thể quay lại Việt Nam trong thời điểm rủi ro như vậy.
Trước tình hình đó, phía Đại sứ quán cũng liên hệ với Bộ Nông lâm nghiệp Nhật Bản tìm cách hỗ trợ, hướng dẫn chuyên gia sang Việt Nam. Thời điểm đó cũng không có chuyến bay thương mại sang Việt Nam. Vậy làm cách nào để chuyên gia sang kịp khi mùa thu hoạch vải đã đến? Chỉ cần chậm 1 tuần thì không kịp để vải sang Nhật được nữa.
"Lúc đó, chúng tôi cũng trao đổi với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Nhật Bản, đưa chuyên gia lên chuyến bay, mà chuyến đó chỉ có một mình chuyên gia. Và đó là chuyến bay chở hàng. Chuyên gia sang cũng đã được Cục Bảo vệ Thực vật và các đại diện của Lục Ngạn đón tiếp và cách ly theo đúng quy định 14 ngày. Đến ngày 18/6, chuyên gia mới bắt đầu triển khai công việc giám sát kiểm định quả vải" - ông Minh nói.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- tham tán thương mại /
- vải Lục Ngạn /
- Bộ Nông nghiệp /
- Cục Bảo vệ thực vật /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.
Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...
Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.
Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.
Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...
Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...