Cà Mau: Diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đạt hiệu quả trên 85%

15:23 | 25/08/2020

DNTH: Thời gian qua, tình hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đạt năng suất, hiệu quả cao. Đến nay, diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh của tỉnh Cà Mau đạt trên 8.500 ha, với trên 14.000 hộ nuôi.

Nếu như năm 2016, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh của tỉnh Cà Mau chỉ có 175 ha thì đến nay đã tăng lên hơn 2.500ha và được thực hiện bằng các quy trình nuôi ứng dụng công nghệ cao như: Quy trình Biofloc kết hợp tuần hoàn nước, quy trình nuôi thay nước… Tỷ lệ diện tích nuôi đạt hiệu quả trên 85%, đóng góp khoảng 30 - 40% vào tổng sản lượng tôm nuôi của tỉnh.
 

Mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đang phát triển trên địa bàn tỉnh Cà Mau với hơn 14.000 hộ nuôi, diện tích đạt trên 8.500ha

Mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đang phát triển trên địa bàn tỉnh Cà Mau với hơn 14.000 hộ nuôi, diện tích đạt trên 8.500ha


Mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Tuy nhiên, thời gian gần đây do ảnh hưởng giá cả, thị trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, môi trường ngày càng ô nhiễm, kết cấu hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm phát triển chưa đáp ứng, nhất là về điện nên người nuôi gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, nguồn vốn để đầu tư trong dân còn hạn chế, con giống, vật tư đầu vào chưa đảm bảo chất lượng,…đã làm cho nghề nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh phát triển triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có của địa phương.

Để khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh và đẩy nhanh tốc độ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc phát triển mô hình này. Theo đó, phấn đấu đến cuối năm 2020, diện tích nuôi đạt khoảng 9.000ha. Trong đó, nuôi tôm thâm canh khoảng 6.000ha, năng suất trung bình 06 tấn/ha/vụ; nuôi tôm siêu thâm canh khoảng 3.000ha, năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha/vụ; góp phần đạt được chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng tôm đề ra trong năm 2020 khoảng 200.000 tấn và đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu chung toàn tỉnh đạt khoảng 1,2 tỷ USD.
 

Cà Mau phấn đấu đến cuối năm 2020 sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 110.000 tấn

Cà Mau phấn đấu đến cuối năm 2020 sản lượng tôm nuôi đạt khoảng 110.000 tấn


Thời gian qua, nghề nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau nhất là nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh chịu tác động lớn của dịch bệnh Covid-19 khiến giá các mặt hàng thủy sản bị biến động, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn khiến các doanh nghiệp, thương lái giảm sức mua hoặc mua với giá thấp..  Bên cạnh đó, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, nuôi trồng thủy sản… Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng kết quả nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh trong 06 tháng đầu năm 2020 vẫn đạt kết quả khá khả quan.

Để phát triển nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ổn định và bền vững trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản Cà Mau đã đề xuất một số giải pháp trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đã được phê duyệt; tổ chức sản xuất theo định hướng quy hoạch tập trung, ngăn chặn tình trạng phát triển nuôi tôm thâm canh tự phát để hạn chế rủi ro do tác động của việc gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh đó, tăng cường chỉ đạo sản xuất, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, điện cho các vùng nuôi tôm, sản xuất giống, nhất là nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh.

Ngoài ra, áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến theo hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tuyên truyền cho người nuôi các giải pháp hạn chế rủi ro, thiệt hại do tác động bất thường của biến đổi khí hậu.

Đồng thời, làm tốt công tác thông tin, dự báo về thị trường, giá cả, theo dõi tình hình tôm nuôi trong và ngoài nước để khuyến cáo người dân chọn đối tượng, thời điểm và mật độ thả tôm nuôi để tránh nguy cơ mất giá do nguồn cung vượt cầu.

Yên Thư

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN