Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng không ngừng gia tăng, khó kiểm soát
09:36 | 29/08/2024
DNTH: Thời gian qua, tỉnh Long An đã có nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan và địa phương tăng cường quản lý để không gia tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng vùng Đồng Tháp Mười. Thế nhưng, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng này vẫn chưa thuyên giảm, nguyên nhân vì sao?
Diện tích nuôi tôm không ngừng gia tăng
Cặp theo kênh 79 - theo hướng từ Quốc lộ 62 về huyện Tân Hưng (Long An), hàng trăm ao nuôi tôm thẻ chân trắng thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa được che màng lưới san sát nhau và đèn thắp sáng giăng xung quanh giống như một thành phố lên đèn vào lúc chiều tàn. Vào bên trong khu vực nuôi, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô nuôi tôm “hoành tráng”. Đó là mỗi ao có diện tích từ 1.000 - 2.000 m2, có độ sâu từ 1,5 – 2 m được lót bạt đáy và bờ; hệ thống oxy đáy; hệ thống quạt nước; máy cho ăn tự động; hệ thống siphon- hệ thống sử dụng nguyên lý hút chân không để loại bỏ chất thải;…
Bà Bùi Thị Thống, người dân nuôi tôm xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, cho biết, gia đình bà nuôi 4 ao tôm, với mỗi ao 2.000 m2. Lúc đầu, nuôi tôm cho hiệu quả cao. Nhưng hiện nay, bị nhiễm khuẫn, tôm bị nhiều thứ bệnh dẫn đến khó nuôi. Năm nay, bà Thống bị lỗ vốn 200-300 triệu đồng do giá tôm rẻ, giá thuốc và thức ăn tăng. Hiện đất đã đào, không thể trở lại làm lúa nên bà Thống chỉ tiếp tục nuôi tôm và mong giá tôm có thể tăng để người nuôi có lợi nhuận.
Còn ông Phan Thanh Chăm, xã Tân Lập nuôi tôm trên diện tích 15.000 m2, cho rằng, những năm trước tôm thẻ chân trắng dễ nuôi và có giá. Sau này, dịch bệnh nhiều, giá tôm lại rẻ người nuôi gặp khó khăn. Hiện diện tích nuôi tôm chưa giảm song tỷ lệ người thành công so với trước chỉ còn rất ít.
Chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa - Nguyễn Văn Minh cho hay, từ năm 2017 đến nay, người dân tự ý chuyển từ đất nông nghiệp sang đào ao nuổi tôm thẻ chân trắng ở vùng nước ngọt đã xảy ra rất nhiều. Hiện địa bàn huyện, có khoảng 281 ha người dân nuôi tôm.
Trong 8 tháng năm 2024, diện tích nuôi tôm tại Mộc Hóa tăng thêm 1,1 ha. UBND huyện tập trung chỉ đạo các ngành, phòng ban chuyên môn, các xã tập trung quản lý chặt chẽ trong việc khai thác đất nuôi tôm. Đồng thời, mời các chuyên gia các trường đại học ở Cần Thơ về Hội thảo để bà con biết được vùng đất có lợi, có hại trong việc sử dụng nước lợ nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng nước ngọt.
Hiện diện tích đất nuôi tôm thẻ chân trắng tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An hơn 522,43 ha (tăng 77,5 ha so với năm 2023). Huyện có diện tích nhiều nhất là Mộc Hóa 281 ha; Tân Hưng 105,2 ha; Tân Thạnh 53,03 ha; Thạnh Hóa 50,4 ha;…
Qua công tác kiểm tra nuôi tôm thẻ chân trắng vùng Đồng Tháp Mười, ông Nguyễn Minh Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An nhận định, thời gian qua có một số cá nhân, tổ chức tự ý chuyển mục đích sử dụng, khoan giếng tầng sâu, lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng. Hậu quả, hệ sinh thái, quy hoạch sản xuất nông nghiệp bị phá vỡ, tài nguyên đất và nước bị suy thoái, môi trường bị ô nhiễm…
Các sở, ngành, địa phương cũng đã làm tốt việc xử lý vi phạm nuôi tôm thẻ chân trắng theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Tuy nhiên, các biện pháp về thủ tục tiếp theo các đơn vị chưa thực hiện quyết liệt (như về phân loại ra những trường hợp phải khôi phục lại hiện trạng; chưa phối hợp với các địa phương rà lại hộ hiện hữu, tồn tại trước khi có chỉ đạo UBND tỉnh; chưa kiểm tra đầy đủ các điều kiện kỹ thuật cho hộ tiếp tục nuôi, nhưng phải có cam kết thời gian ngừng nuôi; những hộ đã lỡ đầu tư nuôi trước đây, cần phải có giấy cam kết thời gian ngừng nuôi;…). Các sở ngành liên quan còn rất lúng túng trong quản lý nuôi tôm. Điều này, dẫn đến hệ lụy môi trường, kể cả ảnh hưởng đến quy hoạch của tỉnh và đời sống của người dân sau này.
Giải pháp hạn chế diện tích nuôi tôm vùng Đồng Tháp Mười
Quản lý việc sử dụng đất trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh một cách chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả, ổn định, bền vững, hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực và không phá vỡ quy hoạch, hạn chế tác động xấu đến môi trường, sản xuất nông nghiệp, hiện các sở, ngành tỉnh đang tập trung quyết liệt nhiều giải pháp.
Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa, cho hay, hướng tới UBND huyện chỉ đạo các phòng, UBND các xã tiếp tục vào cuộc để vận động, tuyên truyền bà con dừng lại, không phát triển diện tích nuôi tôm và sẽ giảm dần theo từng năm. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục phối hợp trường Đại học Cần Thơ định hướng cho người dân chuyển đổi một số diện tích từ nuôi tôm thẻ chân trắng, chuyển sang nuôi cá nước ngọt, phù hợp với vùng quy hoạch của huyện Mộc Hóa. Đối với những diện tích phát sinh mới, huyện sẽ kiên quyết xử lý, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Theo bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, từ số liệu theo dõi của đơn vị, từ năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, hiệu quả của việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng Đồng Tháp Mười đang giảm rất mạnh. Thậm chí, có những hộ nuôi lỗ vốn. Qua nắm tình hình, hiện nay đa số các hộ nuôi đã bắt đầu ngưng nuôi. Do người dân đã đào ao, việc trả lại hiện trạng ban đầu và định hướng cho người dân canh tác gì trên những diện tích này còn là bài toán khó, Sở cần phải phối hợp các ngành, địa phương để có đáp án.
Thời gian tới, sở tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của pháp luật về sử dụng đất để nuôi thủy sản theo quy định của Luật Đất đai; các quy định về điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; phối hợp với UBND các huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước về con giống, vật tư phục vụ sản xuất thủy sản, phòng chống dịch bệnh thủy sản, về sử dụng chất cấm, chất không có tên trong danh mục được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; đồng thời, rà soát, thống kê chính xác các hộ nuôi ( năm đào ao, nguồn gốc chuyển đổi từ ao nuôi cá hay đất trồng lúa); rà soát về các điều kiện chấp hành pháp luật về đất đai.
Ông Nguyễn Minh Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương vùng Đồng Tháp Mười có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng cường kiểm tra, quản lý theo thẩm quyền về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sử dụng đất để nuôi tôm thẻ, bảo vệ môi trường, quản lý và xử lý vi phạm về sử dụng đất để nuôi tôm thẻ, khoan giếng để lấy nước mặn và bảo vệ môi trường nuôi tôm thẻ; tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo người dân về những ảnh hưởng trước mắt, cũng như lâu dài của việc nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt, không để phát triển thêm diện tích nuôi mới.
Đồng thời đẩy mạnh cường quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi tôm thẻ, khoan giếng lấy nước mặn và công tác bảo vệ môi trường. Đối với các trường hợp đào ao mới từ đất trồng lúa để nuôi tôm thẻ không đúng quy định pháp luật, phải kiên quyết xử lý và buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Kiến Tường chịu trách nhiệm trong việc người dân sử dụng đất không đúng mục đích.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/dia-phuong/dien-tich-nuoi-tom-the-chan-trang-khong-ngung-gia-tang-kho-kiem-soat-20240828184722100.htm
Cùng chuyên mục
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên
DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.
Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...
Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...
Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản
DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam
DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...
Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử
DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...