Đưa giống dê từ châu Phi về nuôi nhiều người hỏi mua nhưng lão nông không bán

08:09 | 22/03/2022

DNTH: Vốn làm nghề buôn keo, trồng rừng nhưng mấy năm trợ lại nay những nghề này không còn vượng như trước, ông Bùi Xuân Trường, thôn Hương Thủy, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tìm hướng đi mới bằng cách nuôi dê sinh sản giống Boer. Đây là giống dê có nguồn gốc ở Nam Phi.

Để “khởi nghiệp” với nghề mới này, ông Trường đã tìm đến nhiều trang trại nuôi dê ở các tỉnh phía Bắc để tìm hiểu kỹ thuật và lựa chọn giống dê. Khi đã có được ít vốn về kỹ thuật người đàn ông này đã bỏ ra 500 triệu đồng xây dựng chuồng trại với quy mô có thể nuôi được trên 100 con.

Hành trình đi mua dê của ông Trường được thực hiện hồi tháng 11/2021 khi ông ra tỉnh Vĩnh Phúc mua 100 con dê giống Boer (4 con đực và 96 con cái) với tổng số vốn đầu tư trên 500 triệu đồng.

Trang trại 100 con dê giông Boer được ông Trường nuôi theo hình thức bán chăn thả.
Trang trại 100 con dê giông Boer được ông Trường nuôi theo hình thức bán chăn thả.

Ông Trường nuôi dê theo hình thức bán chăn thả. Buổi sáng, dê được chăm sóc trong chuồng, chiều thì dê được lùa vào núi để ăn các loại cây cỏ dại. Ông còn đầu tư trồng hơn 2 ha cỏ voi để làm thức ăn cho dê.

Số lượng đàn dê lớn, ông Trường phải thuê 2 nhân công hằng ngày chăm sóc, vệ sinh chuồng trại.

Nguồn thức ăn phong phú từ tự nhiên nên đàn dê của ông lớn nhanh, khỏe mạnh… Trong 96 con dê cái thì nay đã có 70 con mang thai, một số con đã sinh nở. Theo ông Trường, giống dê Boer không kén ăn, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh lại có trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần loài dê cỏ Hương Sơn.

Ban đầu ông Trường đã đầu tư hết 1 tỷ đồng để xây chuống trại và mua 100 con dê giống
Ban đầu ông Trường đã đầu tư hết 1 tỷ đồng để xây chuống trại và mua 100 con dê giống

“Thời gian tới, số bê con được sinh sản ra nếu là dê cái thì tôi sẽ để nuôi mở rông quy mô, còn dê đực thì tôi sẽ bán. Dê Boer sinh sản trung bình 3 lứa trong 2 năm, mỗi lứa 1 - 4 con. Dê nuôi tầm 7 - 8 tháng thì đạt trọng lượng 30 - 35 kg, có thể xuất bán với giá khoảng 150 ngàn đồng/kg. So với giống dê cỏ tại địa phương, trọng lượng của mỗi con dê Boer ở thời điểm xuất bán tăng thêm 10 - 15 kg, nhờ vậy thu nhập tăng thêm 1,5 - 2,2 triệu đồng/con cho bà con nông dân”, ông Trường thông tin.

Theo tìm hiểu, khi biết được ông Trường có giống dê lạ đã có rất nhiều người đến tham quan, liên hệ đặt mua con giống nhưng người nông dân này đã không bán vì đang muốn nhân đàn.

Theo ông Trường, giống dê Boer không kén ăn, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh lại có trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần loài dê cỏ Hương Sơn.
Theo ông Trường, giống dê Boer không kén ăn, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh lại có trọng lượng lớn hơn gấp nhiều lần loài dê cỏ Hương Sơn.

Ông Phan Xuân Đức - Phó phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn cho biết, giống dê Boer của ông Bùi Xuân Trường ở xã Kim Hoa là mô hình mới và hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây có lẽ là mô hình chăn nuôi dê lớn nhất tỉnh.

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) được biết đến thương hiệu “Đặc sản dê núi Hương Sơn”. Hệ thống nhà hàng ẩm thực về thịt dê Hương Sơn không những phát triển mạnh trong tỉnh mà còn lan ra rất nhiều tỉnh thành trên cả nước. Theo đó, nhiều người cho rằng, việc ông Trường đưa giống dê Boer về phát triển trên địa bàn huyện này là một hướng đi hợp lý.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon

DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025

Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

XEM THÊM TIN