Ký kết hợp tác bao tiêu sản phẩm quế hữu cơ cho nông dân Quảng Trị
08:52 | 21/10/2021
DNTH: Ngày 20/10, tại Quảng Trị, Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu quế hồi Việt Nam (Vinasamex) và UBND huyện Cam Lộ đã tổ chức lễ ký kết “Biên bản ghi nhớ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quế, nghệ, gừng và tiêu hữu cơ huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”. Theo đó, hai bên sẽ tiến hành các hoạt động hợp tác trong việc trồng, sản xuất, tiêu thụ và chế biến các sản phẩm quế, nghệ, gừng và tiêu trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Chia sẻ tại lễ ký kết, ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho biết, địa phương cam kết hỗ trợ về chủ trương, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chuyển đổi từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang phát triển vùng trồng quế nguyên liệu hữu cơ có giá trị kinh tế cao. Từ nay đến năm 2025 phấn đấu trồng từ 19.000 ha – 20.000 ha quế, nghệ, gừng, tiêu hữu cơ với diện tích 30 ha mỗi loại trên một năm.

Công ty Vinasamex đảm bảo cung cấp giống quế theo tiêu chuẩn hữu cơ, số lượng 160 triệu cây cho diện tích hơn 20.000 ha từ nay đến hết 2025. Bên cạnh đó, cam kết cử chuyên gia đào tạo kỹ thuật canh tác bao gồm: Trồng, chăm sóc, thu hoạch đảm bảo theo tiêu chuẩn hữu cơ cho các hộ nông dân trồng quế, nghệ, gừng và tiêu trên địa bàn huyện Cam Lộ; đồng thời, cam kết bao tiêu toàn bộ sản lượng vùng nguyên liệu quế, nghệ, gừng và tiêu hữu cơ của các hộ nông dân được cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ trên địa bàn huyện Cam Lộ.

Vinasamex đảm bảo thu mua với giá tối thiểu như đã cam kết và không thấp hơn giá của thị trường tại thời điểm thu mua. Ngoài ra, Vinasamex sẽ đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến các sản phẩm quế tại Cụm công nghiệp Cam Hiếu, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ nhằm sơ chế, chế biến nguyên liệu quế trên địa bàn huyện với công suất chế biến đạt 200.000 tấn vỏ quế tươi/năm, 360 tấn dầu quế từ lá/năm. Đây sẽ là những hoạt động thiết thực giúp tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương.
Tại buổi lễ ký kết, ông Nguyễn Kế Anh – Chủ tịch HĐQT Vinasamex cũng đề xuất UBND huyện Cam Lộ có những chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển tại địa phương, góp phần cải thiện đời sống cho các gia đình nông dân trong chuỗi hữu cơ tại Cam Lộ.

Được biết, Vinasamex đã xây dựng một nhà máy chế biến gia vị công suất lớn tại vùng nguyên liệu quế Yên Bái. Nhà máy đã tạo công ăn việc làm ổn định, thường xuyên cho gần 100 lao động địa phương và hơn 300 lao động thời vụ. Lao động tại nhà máy này chủ yếu là lao động nữ (>90%). Vinasamex mong muốn tạo thêm nhiều việc làm hơn nữa cho người phụ nữ vùng cao, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò kinh tế của người phụ nữ dân tộc, từ đó họ có thể nói lên tiếng nói của mình tại cộng đồng. Từ mong muốn ấy, Vinasamex đã cho triển khai kế hoạch xây dựng thêm 02 nhà máy nữa tại Văn Bàn (Lào Cai) và Tràng Định (Lạng Sơn), dự kiến đi vào hoạt động trong 2-3 năm tới sẽ mang đến việc làm cho 300-400 lao động thường xuyên và 500 – 700 lao động thời vụ.
Không chỉ đào tạo kỹ thuật canh tác hữu cơ cho bà con, Vinasamex còn đào tạo cho người nông dân những kiến thức về kỹ thuật chế biến, về bình đẳng giới, về quản lý tài chính gia đình,... Hiện tại, hơn 800 phụ nữ ở Văn Bàn, Lào Cai đã được đào tạo nghề chế biến quế, có thể tự mình kiếm thêm thu nhập, cải thiện vai trò mình trong gia đình và cộng đồng. Trong thời gian tới, Vinasamex sẽ làm hết sức mình để có nhiều hơn nữa những người phụ nữ dân tộc vùng cao được bình đẳng, có được nguồn thu nhập tốt hơn, ổn định hơn, và nhận thức của họ cũng được cải thiện rõ rệt.

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon
DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới
DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp
DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm
DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...