Liên kết chuỗi cá ngừ giúp ngư dân bán cá ổn định

08:46 | 13/12/2019

DNTH: Đó là đánh giá của ngư dân khi tham gia chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương tại Khánh Hòa.

Sáng 12/12, Chi cục Thủy sản Khánh Hòa đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện chuỗi liên kết thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương giữa Công ty TNHH Thịnh Hưng và Tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng năm 2019.

Tại hội nghị, ông Lê Quốc Hùng, đại diện Tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng (TP Nha Trang) bày tỏ cảm ơn Chi cục Thủy sản đã làm đầu mối liên kết chuỗi giúp ngư dân và doanh nghiệp cùng chia sẻ lợi ích, hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh.

Ông Lê Quốc Hùng, đại diện tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng cho biết, nhờ chuỗi liên kết đã giúp ngư dân hưởng nhiều lợi ích.

Ông Hùng đánh giá, hơn 3 năm tham gia, ông thấy chuỗi mang nhiều lợi ích cho ngư dân, đặc biệt là giá cá bán ra ổn định. Cụ thể, toàn bộ sản phẩm cá ngừ của ngư dân được Cty thu mua theo giá thị trường và hỗ trợ thêm 2.000 đồng/kg cho toàn bộ lô cá ngừ sau khai thác có 10% số sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất (tiêu chuẩn hàng Bay hoặc Fillet, được cột dây màu đỏ).

Theo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa: Trong năm 2019, chuỗi đã có 287 chuyến biển được giao dịch, với tổng sản lượng 328 tấn. Dịp này, Cty TNHH Thịnh Hưng đã chọn 6 tàu tiêu biểu để khen thưởng vì có sản lượng đánh bắt cao và áp dụng đúng quy trình giết mổ, để cá đạt chất lượng tốt nhất.

Bên cạnh đó, các chính sách khen thưởng của Cty Thịnh Hưng cho các chủ tàu đánh bắt cá ngừ đạt sản lượng và chất lượng cao cũng tạo điều kiện cho ngư dân hăng hái, yên tâm bám biển.

“Từ khi thành lập tổ hợp tác chúng tôi luôn đoàn kết, gắn bó, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong sản xuất, cũng như giúp đỡ nhau trên biển khi gặp sự cố. Đặc biết, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở nhau không vi phạm vùng biển nước ngoài để góp phần gỡ thẻ vàng”, ông Hùng chia sẻ.

Tuy nhiên để chuỗi liên kết ngày càng bền vững và hiệu quả, ông Nguyễn Trọng Thuận, Giám đốc Cty TNHH Thịnh Hưng thẳng thắn chỉ ra nhưng tồn tại của chuỗi cần được các ngư dân tham gia chia sẻ, quan tâm. Bởi tình hình hoạt động chuỗi trong năm 2019, ông đánh giá không được hiệu quả như mong muốn đề ra.

Cụ thể, số lượng tàu tham gia, giao dịch sản lượng, chất lượng cá đạt chuẩn fille đều giảm đáng kể. Về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cá không đạt tiêu chuẩn khi lên bờ là do một số tàu chưa thực hiện đúng quy trình sơ chế như doanh nghiệp đã hướng dẫn.

Ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương cần tuân thủ quy trình giết mổ để nâng cao chất lượng cá.

“Chất lượng cá quyết định đến giá cá. Nếu bà con không tuân thủ các kỹ thuật giết mổ đã khuyến cáo thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cá ngừ, xuất khẩu của doanh nghiệp”, ông Thuận nói.

Liên quan về chất lượng cá ngừ, ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho rằng, chất lượng cá ngừ sụt giảm có nhiều lý do. Nhưng sản lượng cá đạt tiêu chuẩn fille không có, thì bên Cty cũng đã nói ngư dân thực hiện quy trình sơ chế cá ngừ chưa đạt yêu cầu.  Về vấn đề này, trong thời gian tới Chi cục sẽ phối hợp Cty Thịnh Hưng có buổi tập huấn với các ngư dân trực tiếp đánh bắt, để chất lượng cá ngừ ngày càng nâng lên.

Đối với hỗ trợ chuỗi liên kết, theo ông Chánh, trong năm 2019, Chi cục đã xây dựng chính sách hỗ trợ chuỗi liên kết cá ngừ dựa trên Nghị định 98 của Chính phủ, để Sở NN-PTNT trình lên HĐND tỉnh. Theo đó, hỗ trợ đơn giá cá ngừ đại dương 2.000 đ/kg và ngừ vằn 1.000 đ/kg. Đồng thời hỗ chủ tàu tham gia chuỗi chi phí ra vào cảng và hỗ trợ 50% mua sắm thiết bị. Còn doanh nghiệp tham gia chuỗi được hỗ trợ 50% chi phí tham gia quảng bá sản phẩm tại hội thảo, hội chợ, phí xác nhận nguồn gốc thủy sản. Tuy nhiên chính sách này cần có sự  đồng ý của tỉnh.

Do đó, thông qua báo chí, ông Chánh mong muốn Bộ NN-PTNT quan tâm hơn nữa về chính sách hỗ trợ cho các chuỗi liên kết thủy sản. Từ đó, giúp chuỗi liên kết ngày càng hoạt động bền vững và hiệu quả hơn.

Theo KIM SƠ

Báo NN

https://nongnghiep.vn/lien-ket-chuoi-ca-ngu-giup-ngu-dan-ban-ca-on-dinh-post254697.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

XEM THÊM TIN