Nam Định: Tăng cường chuyển đổi số trong truyền thông về chương trình OCOP

09:54 | 27/12/2022

DNTH: Nhận thức được tầm quan trọng của chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Nam Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần nâng cao giá trị nông sản. Một trong những giải pháp quan trọng đang được tỉnh tập trung triển khai thực hiện đó là tăng cường chuyển đổi số trong truyền thông về chương trình OCOP - ngày hội livestream.

Là địa phương có sản phẩm nông nghiệp, nông thôn phong phú, đa dạng, thời gian qua, tỉnh Nam Định đã triển khai đồng bộ nhiều kế hoạch, giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng suất, giá trị nông sản trên địa bàn. Đặc biệt, cùng với cả nước, tỉnh đã và đang đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ năm 2019, coi đây là mục tiêu có tính chiến lược, lâu dài nhằm phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 tới nay, dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP. Điều này đã đặt ra vấn đề là đưa các sản phẩm OCOP tiếp cận với các nền tảng thương mại điện tử để mở rộng các kênh phân phối, giúp các chủ thể tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ khả năng chuyển đổi cơ cấu, nâng cao giá trị sản phẩm cho người nông dân.

Nam Định đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm OCOP của các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Nam Định đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm OCOP của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Nhận thức rõ điều đó, từ năm 2019 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện cho các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia 14 hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, chương trình kết nối cung cầu ở cả Trung ương và địa phương như: hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế (Agroviet); hội chợ triển lãm sản phẩm OCOP tại các tỉnh, thành phố trong khu vực; chương trình “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam”…  đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn đào tạo kỹ năng tham gia hội chợ, triển lãm, kỹ năng thiết kế bao bì, nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm cho các chủ đại diện sản phẩm OCOP.

Ngoài đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tỉnh tập trung hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP gắn với tiêu chí phát triển sản xuất trong Bộ tiêu chí nông thôn mới. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển, tiêu thụ nông sản thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm; phát triển mới các điểm bán hàng; tổ chức các hội chợ chuyên sản phẩm OCOP.

Đặc biệt, nhằm tăng cường hợp tác thúc đẩy tiêu thụ nông sản an toàn, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Nam Định đã phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển dịch vụ công nghệ Lâm Hải tổ chức ngày hội Livestream với chủ đề “Tăng cường chuyển đổi số trong truyền thông về chương trình OCOP”.

Chương trình diễn ra dưới hình thức livestream trực tuyến.
Chương trình diễn ra dưới hình thức livestream trực tuyến.

Chương trình diễn ra trong 2 ngày 26 - 27/12 dưới hình thức livestream trực tuyến trên fanpage “Sản phẩm OCOP Nam Định”, với sự tham gia của 25 sản phẩm đến từ các xã, huyện trên địa bàn tỉnh.

Livestream đã thu hút được đông đảo người xem và tương tác trực tuyến về các sản phẩm trên nền tảng facebook. Đại diện các chủ thể đã mang đến chương trình những sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương với mục đích, thông qua livestream trực tuyến, các sản phẩm nông sản tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nam Định sẽ đến gần hơn với đông bảo mọi người trên cả nước, từng bước tạo nên tảng vững chắc để sản phẩm OCOP của địa phương có mặt trên thị trường trong cả nước.

Chương trình livetream trực tuyến được phát trên fanpage sản phẩm OCOP Nam Định.
Chương trình livetream trực tuyến được phát trên fanpage sản phẩm OCOP Nam Định.

Có thể thấy, chương trình đã bắt kịp với các hình thức quảng bá mới, hiện đại cho thấy hướng đi đổi mới và phù hợp với chính quyền điện tử, chuyển đổi số. Thông qua việc áp dụng công nghệ, các hợp tác xã đã giúp chuỗi sản xuất cung ứng nông sản, sản phẩm OCOP không bị đứt gãy, đồng thời đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm an toàn của người dân.

Để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, hướng tới nông thôn mới thông minh. Thời gian tới, Nam Định sẽ tập trung phát triển chính quyền số, kinh tế số trong toàn ngành, đảm bảo phù hợp và đạt hiệu quả theo “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tạo động lực để ngành NNPTNT phát triển nhanh, bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN