Nâng cao chất lượng nông sản Việt, mở cánh cửa vào thị trường Trung Quốc

20:15 | 30/04/2019

DNTH: DN&TH; Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất cho các loại nông sản chủ lực của Việt Nam như rau quả, chè, gạo cà phê. Tuy nhiên gần đây thị trường này đang siết chặt nhập khẩu bằng các hàng rào như thuế quan, thậm chí đóng cửa một số cửa khẩu tiểu ngạch, gây khó khăn cho hàng hoá Việt Nam. Lối đi nào cho nông sản Việt khi cánh cửa dẫn vào thị trường Trung Quốc đang dần hẹp lại?

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) Tô Ngọc Sơn cho biết, Trung Quốc đang thực hiện một số giải pháp để “siết chặt” nhập khẩu (NK) nông sản, cụ thể như nâng cao tiêu chuẩn nông sản NK; đóng cửa nhiều cửa khẩu tiểu ngạch… 

Đặc biệt, theo thông báo của Hải quan Quảng Tây, từ tháng 5-2019, dưa hấu XK sang Trung Quốc phải thay đổi vật liệu đệm lót. Trước đây, chúng ta hay sử dụng đệm lót bằng rơm, nhưng nay phía Trung Quốc yêu cầu thay đổi vật liệu đệm lót để không có khả năng mang theo các dịch bệnh gây hại và họ khuyến cáo sử dụng xốp lưới bằng nilon để có thể phòng tránh các loại dịch bệnh đối với các trái cây khác. 

Ngoài ra, họ còn yêu cầu thay đổi vật liệu đệm lót đối với mít và chuối. Cụ thể, phía Trung Quốc khuyến cáo sử dụng giấy “dai kraft” để bọc và sử dụng bao bì, thùng bằng carton, trên đó ghi thông tin truy xuất nguồn gốc. 

Ngoài ra, tất cả các loại trái cây NK sang Trung Quốc phải đăng ký mẫu tem truy xuất nguồn gốc tại cơ quan hải quan của Trung Quốc và dán tem nhãn này lên trên các sản phẩm hoặc bao bì. Thông tin trên tem nhãn phải gồm các thông tin về vườn trồng, cơ sở đóng gói… thuộc danh sách do Bộ NN&PTNT thông báo chính thức với cơ quan hải quan Trung Quốc.

Nâng cao chất lượng nông sản Việt, mở cánh cửa vào thị trường Trung Quốc
Nâng cao chất lượng nông sản Việt, mở cánh cửa vào thị trường Trung Quốc

“Trung Quốc là thị trường đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam và thế giới. Do vậy, DN Việt Nam cần chủ động phối hợp với các nhà NK Trung Quốc nghiên cứu và tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc, ông Sơn nhấn mạnh.  

Trong trường hợp nhà xưởng, vùng trồng, bao bì đóng gói của DN chưa nằm trong danh sách được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố trên web của họ, cũng như chưa thông báo với Bộ NN&PTNT để đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thì cần khẩn trương đăng ký. 

Bên cạnh đó, DN cần nâng cao nhận thức, xác định Trung Quốc là thị trường trọng điểm,… phải tìm hiểu thật kỹ, thường xuyên cập nhật thị trường, các khu vực thị trường, vì Trung Quốc rất rộng lớn, các vùng có nhu cầu khác nhau. Ngoài ra, tổ chức các thị trường nông sản, trọng tâm trọng điểm theo quy mô lớn, công nghiệp, chất lượng đồng đều. 

Thay đổi thói quen giao dịch, XK tiểu ngạch sang thương mại chính quy, phù hợp thông lệ quốc tế. Đặc biệt, nắm bắt xu hướng, trào lưu sử dụng thương mại điện tử trong tiêu dùng của người Trung Quốc. Đây đã và sẽ là trào lưu chính của người tiêu dùng Trung Quốc trong thời gian tới.

T/H

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

DNTH: Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi tư duy và phương thức canh tác bền vững

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 tại TP Cần Thơ.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon

DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

XEM THÊM TIN