Nghiên cứu khả năng xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp độ vùng ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong bối cảnh chuyển đổi số
13:49 | 27/10/2022
DNTH: Ngày 27/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu khả năng xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp độ vùng ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong bối cảnh chuyển đổi số”, nhằm trao đổi, nghiên cứu các định hướng, chính sách thúc đẩy liên kết vùng và hoàn thiện thể chế liên kết vùng, tính khả thi của việc giao chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp độ vùng ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề sau: rà soát khung pháp lý về thể chế kinh tế vùng, cơ chế liên kết vùng, không chính sách liên quan đến xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng; phân tích kinh nghiệm quốc tế về xây dựng mục tiêu kinh tế - xã hội cấp vùng (Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia) và các yêu cầu và điều kiện cần thiết đối với xây dựng mục tiêu cấp độ vùng, từ đó kiến nghị các nhóm giải pháp và lộ trình xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp độ vùng đối với vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Trong những năm qua, các chỉ tiêu hiện có đều cho thấy tình hình kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bước đầu được triển khai có hiệu quả. Nhóm chính sách vùng Trung du và miền núi phía Bắc và chỉ tiêu kinh tế xã hội đang ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem xét, thông qua, bước đầu bảo đảm tính khả thi và có thể đo lường, giám sát được về phương pháp và yêu cầu thống kê. Động lực tăng trưởng kinh tế xã hội khu vực Trung du và miền núi phía Bắc bước đầu được hình thành.
Tuy nhiên, những bất cập của hệ thống chỉ tiêu cũ liên quan đến vùng Trung du và miền núi phía Bắc cần tiếp tục xử lý bao gồm: chưa có thể chế trực tiếp sử dụng kết quả theo dõi, đánh giá một số chỉ tiêu cấp vùng một cách định kỳ phục vụ công tác điều hành; phương pháp tính toán thu thập số liệu và gộp từ số liệu cấp địa phương trong vùng lên số liệu cấp vùng còn đang hoàn thiện; quy hoạch định hướng phát triển cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc trên cơ sở tính đặc thù của các địa phương trong vùng còn hạn chế; phân cấp thực hiện chưa rõ ràng, nguồn lực (tài chính, nhân lực) để bảo đảm xây dựng, điều chỉnh và theo dõi, giám sát các chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội ở các địa phương trong vùng còn khó khăn… Ngoài ra, các chỉ tiêu đánh giá phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc hiện nay vẫn chỉ cộng gộp từ các địa phương nên chưa đánh giá được hết đặc thù của từng địa phương trong vùng. Trong khi đó, phân cấp xây dựng, triển khai và đánh giá mục tiêu vẫn còn nhiều lúng túng, đặc biệt là ở cấp địa phương. Hội đồng điều phối vùng đã được thành lập nhưng chưa có quy chế hoạt động, chưa có quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân, quy chế thi đua, cơ chế khen thưởng, xử phạt tập thể… nên không hoàn thành nhiệm vụ.
Trong thời gian tới, cần thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như: tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế vùng và liên kết vùng, nhằm tạo động lực cho phát huy lợi thế so sánh của cả vùng và từng địa phương trong vùng; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, trong đó có nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thống kê vùng; thử nghiệm xây dựng và giao chỉ tiêu ở cấp vùng, lộ trình thực hiện các chỉ tiêu cấp vùng theo từng năm, gắn với các nhiệm vụ cụ thể; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thông tin, thống kê, theo dõi đánh giá thực hiện các chỉ tiêu…
Thảo luận tại chương trình, ông Nguyễn Ngọc Quang – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam cho biết: “Việt Nam chúng ta có khí hậu, thời tiết thuận lợị, nhưng chúng ta nên ưu tiên tập trung phát triển theo vùng, có quy hoạch theo vùng rõ ràng. Ví dụ, ở Sơn La, bà con sản xuất rất nhiều rau, hoa quả và tiêu thụ ở các chợ đầu mối Hà Nội, tuy nhiên vẫn còn là mô hình tự phát và chưa thực sự hiệu quả, hoặc như ở một số địa phương khác xảy ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi nhưng ở một số tỉnh miền núi lại thừa ngô, khoai, sắn… thậm chí để mốc. Vì vậy, chúng ta cần quy hoạch rõ ràng địa phương nào phù hợp với mô hình phát triển nào, để đảm bảo cung cầu và không xảy ra tình trạng nơi thiếu, nơi thừa, khó khăn cho mục tiêu phát triển kinh tế.”
Tại hội thảo, các chuyên gia và đại biểu cũng trao đổi những nội dung, tồn tại, hạn chế về cơ chế, chính sách trong việc xây dựng và giao thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng nói chung và trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói riêng, đồng thời kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp độ vùng đối với vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon
DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới
DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp
DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm
DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...