Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
09:56 | 08/04/2021
DNTH: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực. Để ứng phó, giảm nhẹ tác động tiêu cực của lên sản xuất nông nghiệp việc thích ứng cho cây trồng là biện pháp có ý nghĩa quan trọng và hiệu quả.
Tác động tiêu cực ngày càng lớn
Những đợt hạn hán và nóng kéo dài liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước những năm gần đây cho thấy mức độ gia tăng ngày càng lớn của tình trạng BĐKH. Hạn hán có năm làm giảm 20-30% năng suất cây trồng, giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của người dân. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi, gây ra những hệ lụy đáng kể đối với phát triển bền vững ở Việt Nam.
Theo nghiên cứu và dự báo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH của Liên hợp quốc (IPPC) và Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam, nếu nước biển dâng lên 1 m sẽ làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 1,5-2,0 triệu ha và những năm lũ lớn khoảng trên 90% diện tích của ĐBSCL bị ngập từ 4-5 tháng, trong đó chủ yếu là đất lúa bị ngập hoặc nhiễm mặn không thể sản xuất. Biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng thiên tai khiến năng suất cây trồng giảm. Theo đánh giá của ADB, nếu nhiệt độ tăng thêm 1 độ C, năng suất lúa sẽ giảm 10%, thực trạng trên sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân.
Giải pháp trong nông nghiệp
Thích ứng cây trồng là biện pháp cần thiết để nền nông nghiệp có thể đứng vững trước các hình thái biến đổi khí hậu. Nông dân sẽ gặp phải những khó khăn mà trước đó họ chưa có kinh nghiệm: Thời tiết thay đổi cực đoan, nhiệt độ trung bình tăng cao, số ngày cực nóng và cực lạnh nhiều hơn, mùa vụ lại có khuynh hướng rút ngắn, bức xạ mặt trời mạnh hơn, các áp lực về hạn, ẩm hay mặn ngày càng cao, và sẽ xuất hiện các tập đoàn sâu hại cũng như các bệnh mới.
Mới đây, hàng chục giống lúa mới được lai tạo từ nguồn gen lúa hoang nhằm tăng khả năng chống chịu hạn, mặn, kháng sâu, bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu ra đời.
Giống lúa kháng sâu, bệnh tốt
Hơn 40 đại biểu gồm đại diện cơ quan ngành nông nghiệp tỉnh, huyện, chính quyền, nhà nông và nhà khoa học đã tham quan thực tế ruộng thí nghiệm và dự hội thảo đầu bờ đánh giá giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội thảo do Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (trực thuộc Đại học Cần Thơ) tổ chức, tại xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
PGS.TS Huỳnh Quang Tín, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL cho biết, đây là hoạt động trong khuôn khổ hợp tác giữa trường Đại học Cần Thơ và các Tổ Giống thực hiện dự án “Nông nghiệp Thích ứng với biến đổi khí hậu: Chọn giống có sự tham gia từ nguồn gen lúa hoang được chuyển vào lúa trồng ở ĐBSCL”.
Ruộng thí nghiệm có tất cả 26 giống lúa (trong đó có 5 giống lúa đối chứng) được gieo mạ khay, cấy 1 tép/bụi khi mạ được 14 ngày tuổi, mỗi giống được cấy theo lô 12 m2 (4 m x 3 m) theo nghiệm thức 3 lần lặp lại.
“Các dòng thuần đang thử nghiệm đều có tổ hợp lai cây cha là lúa hoang địa phương - Oryza Rufipogon và cây mẹ là IR154 đã được Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) nghiên cứu, chọn tạo. Cây cha là lúa hoang, có khả năng thích nghi rộng, nhờ đó sẽ tăng khả chống chịu hạn, mặn và kháng sâu, bệnh rất tốt. Hiện nay, đang triển khai khảo nghiệm bộ giống lúa này ở các địa phương, gồm: thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, để đánh giá tính thích nghi với từng sinh thái”, PGS.TS Huỳnh Quang Tín chia sẻ.
Ông Phan Văn Oanh, nông dân tham gia Tổ Giống thực hiện dự án cho biết, lúa được gieo cấy vụ đông xuân 2020 - 2021, sử dụng thuốc trừ ốc bươu vàng, trừ bọ trĩ sau cấy, nhưng không phun ngừa, trừ sâu, bệnh để đánh giá đặc tính kháng, nhiễm của giống. Bón phân cân đối và quản lý nước theo phương pháp tưới ngập khô xen kẽ. Đến nay, lúa chuẩn bị cho thu hoạch và không có sâu, bệnh gì nghiêm trọng, ước cho năng suất khá tốt.
Bà Võ Kim Lượng, Trạm trưởng Trạm trồng trọt - BVTV thị xã Long Mỹ, cho biết, qua quá trình theo dõi, quản lý sâu bệnh, trong tất cả 26 giống (gồm cả giống địa phương đối chứng) giai đoạn đầu không phát hiện sâu, bệnh, rầy nâu tấn công. Giai đoạn làm đòng, trổ có một số giống bị nhiễm đạo ôn cổ lá, cổ bông và nhánh gié nhưng ở mức nhẹ.
Hứa hẹn thêm lựa chọn cho nhà nông
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp Hậu Giang Lê Minh Thắng cho rằng, thời gian qua trình độ thâm canh sản xuất lúa của bà con nông dân đã được nâng lên khá nhiều. Cơ giới hóa cũng được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Các mô hình liên kết sản xuất, cánh đồng lớn đã giúp sản xuất lúa ngày càng bền vững hơn.
Tuy nhiên, hiện nay biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, dịch hại cũng nhiều lên, gây nhiều thiệt hại cho nhà nông. Trong bối cảnh đó, nông dân có trình độ sản xuất chưa đủ, mà cần phải có giống lúa thích nghi tốt, sẽ giúp cho nông dân giảm thiểu được thiệt hại, tăng thu nhập.
Đối với các giống lúa đang thử nghiệm này có sự tham gia từ nguồn gen lúa hoang được chuyển vào là rất quý, sẽ giúp cây lúa tăng tính chống chịu đối với tình trạng ngập úng, nắng hạn, xâm nhập mặn, cũng như kháng rầy nâu, sâu bệnh… là rất quý. Vì vậy, sau khi thử nghiệm, khảo nghiệm thành công, cần được đầu tư để được công nhận giống để đưa vào sản xuất, phát huy vai trò của giống và thêm lựa chọn cho nhà nông khi đầu tư sản xuất.
Do đang quá trình nghiên cứu, thử nghiệm nên các giống lúa chưa được đặt tên mà sẽ đánh số thứ tự theo dòng. Qua tham quan thực tế đồng ruộng và hội thảo, có 3 giống dòng thuần có chứa gen lúa hoang được nông dân bình chọn, đánh giá cao.
Trong đó, có một giống đang được khảo nghiệm quốc gia, có thời gian sinh trưởng 100 ngày, chiều cao cây 100 cm, trọng lượng 25,7g/1.000 hạt, năng suất lý thuyết là 9,8 tấn/ha. Hứa hẹn sẽ sớm được công nhận để bổ sung thêm nguồn giống, thêm lựa chọn cho nhà nông. Đặc biệt trong bối cảnh điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn, khắc nghiệt hơn do tác động của biến đổi khí hậu, gây ra tình trạng ngập úng, khô hạn, xâm nhập mặn và dịch hại ngày càng gia tăng.
Nguồn gen quý từ giống lúa hoang
Theo các chuyên gia nghiên cứu về lúa gạo, lúa hoang có tên khoa học là Oryza, là tổ tiên của giống lúa trồng hiện nay. Trên thế giới các nhà khoa học đã phát hiện có 26 loài lúa hoang. Riêng ở Việt Nam có 4 quần thể lúa hoang gồm: Oryza officinalis, Oryza rufipogon, Oryza nivara và Oryza granulata.
Quần thể giống lúa hoang Oryza rufipogon được phát hiện có nhiều ở các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ, nhất là tại khu vực Tràm Chim thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Giống lúa hoang này được người dân địa phương gọi là lúa ma hay lúa trời, vì cây lúa tự mọc và đơm bông kết hạt. Khi vừa chín là hạt lúa sẽ rụng xuống đất, nằm chờ cho đến mùa mưa năm sau lại nảy mầm và tiếp tục một vòng đời mới.
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường
Cùng chuyên mục
- Tags:
- biến đổi khí hậu /
- nông nghiệp thông minh /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên
DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.
Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...
Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...
Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản
DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam
DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...
Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử
DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...