Phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

21:01 | 11/11/2021

DNTH: Với những lợi thế sẵn có của “vùng đất trăm nghề”, thành phố Hà Nội đã và đang tận dụng để phát triển du lịch nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái, hướng đến xây dựng nông thôn mới bền vững, toàn diện.

 Tuyến đường trồng hoa giấy trong điểm du lịch sinh thái xã Hồng Vân, huyện Thường Tín. Ảnh: Thành Nam.
 Tuyến đường trồng hoa giấy trong điểm du lịch sinh thái xã Hồng Vân, huyện Thường Tín. Ảnh: Thành Nam.

Hà Nội là địa phương có nền sinh thái nông nghiệp từ lâu đời và được mệnh danh là “vùng đất trăm nghề”, nên có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Hiện các sản phẩm du lịch nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu khai thác yếu tố văn minh lúa nước của vùng đồng bằng Bắc Bộ; du lịch nông nghiệp kết hợp với tham quan văn hóa di sản, làng nghề; khai thác mô hình trang trại đồng quê phục vụ cho hoạt động du lịch học đường, du lịch cuối tuần tại Hà Nội và các tỉnh phụ cận.

Nằm gần chân cầu Nhật Tân, mô hình trồng nho hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh đã thu hút đông đảo du khách tới trải nghiệm. Vĩnh Ngọc là một trong những xã ven đô có tốc độ đô thị hóa nhanh, thuận lợi về giao thương, du lịch. Do đó, phát huy lợi thế, tận dụng quỹ đất nông nghiệp, Hội Nông dân xã Vĩnh Ngọc đã thành lập Tổ hội nghề nghiệp trồng nho gồm 5 thành viên, quy mô sản xuất gần 5 ha, trong đó có hơn 3 ha trồng những giống nho ngoại cho năng suất cao, quả không quá to nhưng ngọt, không hạt.

Nói về mô hình này, ông Vũ Văn Lực, một trong những hộ trồng nho tại xã Vĩnh Ngọc cho biết, từ tháng 5 đến tháng 7 là vụ đầu tiên của Tổ hội nghề nghiệp trồng nho và ngay từ tháng 5 đã có khá nhiều du khách đến trải nghiệm và mua nho. Du khách được tham quan miễn phí, được trải nghiệm thu hoạch nho, thưởng thức nho tại vườn khi đăng ký mua sinh tố nho hay nho tươi, nước ép nho…

Với hai vụ thu hoạch trong năm, dự kiến sản lượng nho đạt từ 50 đến 60 tấn/năm, giá bán 200.000 đồng/kg sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho bà con nông dân. Mô hình vừa tạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân, vừa tạo được không gian sinh thái giữa các đô thị.

“Ngoài trồng nho để thu hút du khách, Tổ hội nghề nghiệp dự kiến trồng thêm dâu tây, rau xanh để đa dạng nguồn sản phẩm, thu hút nhiều hơn du khách đến trải nghiệm. Hy vọng dịch Covid - 19 sớm được kiểm soát để nông dân yên tâm sản xuất, tổ chức hoạt động đón du khách”, ông Lực nhấn mạnh.

Nằm trên địa bàn huyện Thường Tín, Hồng Vân từ một xã nông nghiệp, đến nay đã phát triển theo hướng làng nghề sinh vật cảnh kết hợp với khai thác dịch vụ du lịch sinh thái trải nghiệm. Với cách làm sáng tạo, mỗi năm xã Hồng Vân đón gần 6 vạn lượt khách đến du lịch trải nghiệm, thu nhập ước tính đạt trên 6 tỷ đồng/năm.

Năm 2018, xã Hồng Vân được thành phố Hà Nội công nhận là điểm du lịch làng nghề sinh thái. Đây là dấu mốc quan trọng để chính quyền và nhân dân xã Hồng Vân tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái gắn liền với xây dựng nông thôn mới.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Hồng Vân lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định xây dựng xã trở thành xã “du lịch - sinh thái - làng nghề”, phấn đấu đến năm 2025 Hồng Vân trở thành một trung tâm kết nối vùng trọng điểm và là một điểm du lịch hấp dẫn của Thủ đô.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng chương trình nông thôn mới Hà Nội, các làng, xã của Hà Nội cũng mong muốn được quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, cải tạo cảnh quan, môi trường sạch đẹp để phát triển du lịch nông thôn. Cùng với đó, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp lồng ghép với vùng du lịch để hình thành chuỗi sản phẩm và chợ đầu mối về nông sản thực phẩm xanh, sạch mang tính bản địa... đây là cơ sở để Hà Nội tập trung đầu tư, hỗ trợ các sản phẩm phát triển du lịch ở nông thôn trên cơ sở đề xuất của ngành du lịch Thủ đô.

Từ các mô hình du lịch nông thôn cho thấy sự gắn kết sản phẩm nông nghiệp với du lịch còn tạo sự phát triển bền vững các vùng nông thôn Hà Nội, giúp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, OCOP tại địa phương, qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế, văn hóa khu vực nông thôn Hà Nội, góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Tuy nhiên, để du lịch nông nghiệp thật sự khởi sắc cần sự phối hợp chặt chẽ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của các cơ quan chủ quản về văn hóa, du lịch và nông nghiệp cho đến mỗi người dân Thủ đô.

Xem link!

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon

DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025

Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm

DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

XEM THÊM TIN