Ra mắt Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử

11:46 | 03/12/2021

DNTH: Chiều ngày 01/12 Bộ TT&TT đã chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử https://tmdt.mic.gov.vn (cổng 1034).

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn bấm nút khai trương Cổng TTĐT hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Ảnh Mic
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn bấm nút khai trương Cổng TTĐT hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Ảnh Mic

Lễ ra mắt được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, kết nối với 63 điểm cầu tại 63 Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn đã chủ trì buổi lễ và bấm nút khai trương Cổng TTĐT.

Việc ra mắt cổng thông tin điện tử hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử nằm trong khuôn khổ Chương trình chuyển đổi số quốc gia với mục tiêu kép: Vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực vươn ra toàn cầu, trong đó Bộ Thông tin và Truyền thông với vai trò dẫn dắt trong trong chuyển đổi số đã tiên phong trong việc tạo ra hạ tầng, nền tảng, dịch vụ nhằm đẩy nhanh quá trình số hóa nền kinh tế.

Đồng thời việc ra mắt chương trình này cũng nhằm thực hiện Quyết định số 1034 của Bộ TT&TT về việc thực hiện Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Với sứ mệnh “Đồng hành cùng người Việt - nâng tầm nông sản Việt”, kế hoạch 1034 giao hai sàn TMĐT thuần Việt là Postmart.vn (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) và Voso.vn (Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel) tổ chức hỗ trợ đưa toàn bộ các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT nhằm mở ra một kênh giao thương mới trong kỷ nguyên công nghệ số, đặc biệt là giải quyết bài toán ùn ứ, khó khăn trong tiêu thụ đối với các nông sản có tính mùa vụ cao, đưa các loại nông sản, đặc sản vượt qua cánh cửa “chợ làng”, tiếp cận đa dạng người tiêu dùng trên toàn quốc và mở rộng xuất khẩu, nâng tầm nông sản Việt.

Cổng thông tin điện tử https://tmdt.mic.gov.vn đi vào hoạt động sẽ trở thành cầu nối để chia sẻ và cập nhật các thông tin về kiến thức nuôi trồng, sản xuất, các phương thức mở gian hàng, kinh doanh trên sàn TMĐT cũng như những kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trên không gian mạng. Đồng thời Cổng sẽ cung cấp các thông tin kịp thời về mùa vụ giúp minh bạch thông tin giữa người bán, người mua, kết nối các thương lái với các vùng trồng, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch trên toàn quốc.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon

DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025

Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm

DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

XEM THÊM TIN