Tập đoàn TH: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới

16:51 | 05/03/2022

DNTH: Những nỗ lực và sự kiên tâm, tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sạch của Tập đoàn TH tại vùng đất nghèo Nghệ An đã “đơm hoa kết trái”.

“Thủ phủ bò sữa” rực rỡ cỏ hoa – Từ kỷ lục châu Á tới kỷ lục Thế giới

Trong ký ức của rất nhiều người, miền Tây Nghệ An là một mảnh đất lịch sử với những nông trường anh hùng từng hừng hực khí thế thi đua “sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi”, “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “thóc thừa cân, quân thừa người” trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, kể từ sau ngày hòa bình lập lại cho đến những năm 2000, do sự dịch chuyển cơ cấu của nền kinh tế và thiếu hụt lao động, thiếu vốn đề phục hồi và bảo tồn tài nguyên đất, năng suất của những nông trường ở Nghĩa Đàn sụt giảm liên tục theo thời gian.

Bà Thái Hương – Nhà Sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, bằng tình yêu của mình với mảnh đất này, đã một lần nữa biến Nghĩa Đàn trở thành điểm sáng trên bản đồ nông nghiệp Việt Nam khi đề xuất chuyển đất nông trường cho Tập đoàn TH để xây dựng cụm trang trại bò sữa tập trung công nghệ cao, khép kín.

TH sở hữu Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới.

Ði dọc đường Hồ Chí Minh hôm nay, người ta có thể thấy rõ sự thay đổi của vùng đất đỏ bazan Nghĩa Ðàn, Nghệ An với những cánh đồng cỏ mênh mông, những trảng ngô, cao lương tím… trải dài bát ngát trên những triền đồi. Vào mùa hoa hướng dương, sắc vàng của hoa hòa vào màu xanh của lá tạo nên một vùng đất rực rỡ, quang cảnh chẳng khác gì những cánh đồng hiện đại bậc nhất châu Âu. Xa xa là những cụm trang trại bò sữa thấp thoáng trên những khu đất rộng.

Dự án chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao của Tập đoàn TH được triển khai từ tháng 10/2009 với tổng diện tích quy hoạch 37.000 ha tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, tổng vốn đầu tư trên 1,2 tỷ USD. Tháng 12/2020, TH đã xác lập kỷ lục “Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới” - được chứng nhận bởi Liên minh Kỷ lục Thế giới (World Records Union – WorldKings). Đến nay, quy mô đàn bò tiệm cận 70.000 con, nhà máy chế biến sữa công suất đạt hơn 500.000 tấn/năm. Trước đó, vào năm 2015, Asian Book of Records chứng nhận Tập đoàn TH xác lập kỷ lục trang trại bò sữa tập trung công nghệ cao lớn nhất châu Á.

Đàn bò của TH được nuôi trong hệ thống chuồng trại hiện đại, thiết kế có mái che, gắn quạt mát giúp đàn bò được tự do vận động.

Với tầm nhìn “đặt lợi ích riêng của Tập đoàn nằm trong lợi ích chung của quốc gia, không tối đa hóa lợi nhuận mà tối đa hóa lợi ích”, Tập đoàn TH tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao và công nghệ sinh học, đưa khoa học công nghệ và khoa học quản trị hiện đại hàng đầu thế giới vào chăn nuôi, sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng đạt chuẩn quốc tế.

Công nghệ chăn nuôi hàng đầu thế giới tại cụm trang trại kỷ lục thế giới

TH có tất cả 3 cụm, 9 trang trại tại Nghĩa Đàn, các cô bò trong trang trại luôn được chăm sóc trong điều kiện mát tự nhiên. Mỗi chuồng được thiết kế không gian cho 500 cô bò trú ngụ. Cần lưu ý, 500 là một con số chính xác. “Thời gian đầu, có lần chuyên gia Israel phát hiện một chuồng có 501 con. Thế là một cô bò sữa được yêu cầu phải dắt ra ngoài. Lúc đó chưa thể di chuyển ngay đến chuồng khác, nhìn nó bị buộc một chỗ bên ngoài chuồng mà thương”, anh Lưu Hoài Nam, người gắn bó lâu năm với TH, nay đã là một Giám đốc Trang trại của TH tại Phú Yên, kể lại.

Các chuyên gia Israel chính là những người đầu tiên đã giúp đỡ gây dựng nên “thủ phủ bò sữa” trên đất Việt Nam ngày hôm nay.

“Tôi đã mong muốn phải làm ra một ly sữa tươi sạch chuẩn quốc tế ngay trên đồng đất Việt Nam. Ai sẽ làm điều này cho tôi trong khi hiểu biết của bản thân tôi về sữa hoàn toàn là con số 0? Phải mời một người thầy giỏi nhất. Ai là người thầy giỏi nhất tại thời điểm hiện tại về nông nghiệp và chăn nuôi bò sữa? Israel. Vậy thì kết luận rút ra là dễ dàng, phải mời họ về”, bà Thái Hương, chia sẻ về tư duy dùng người.

Ngày ấy, Tập đoàn TH đã làm một việc chưa có tiền lệ. Đó là ngoài việc mời chuyên gia, thì mời luôn cả người nông dân Israel sang chuyển giao công nghệ theo lộ trình từng cấp độ bàn giao dần. Nông dân là 6 tháng, trình độ trung cấp sau 3 năm, chuyên gia cao cấp là sau 5 năm sẽ bàn giao toàn bộ quy trình quản trị cho người Việt Nam với hệ thống tổ chức bộ máy làm việc hết sức chuyên nghiệp trong tất cả các khâu: Khoa học quản lý đàn bò của Afimilk (Israel) và quản trị về mặt thú y của Totally Vets (New Zealand), quản trị tài chính SAP của Cộng hòa Liên bang Đức.

TH đầu tư hệ thống tưới tự động “cánh tay khổng lồ”, đảm bảo nguồn thức ăn tươi sạch cho đàn bò.

Sự kết hợp khoa học công nghệ cao, khoa học quản trị 4.0 đồng bộ, khiến một sai sót nhỏ trong quá trình vận hành cũng sẽ được phát hiện ngay tức thì, dẫn tới chi phí, giá thành, sản lượng, chất lượng sữa tươi sạch luôn luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Nếu may mắn đến tham quan trang trại trò sữa của TH vào thời điểm các cô bò đang được vắt sữa, du khách sẽ được dẫn nhịp bởi tiếng nhạc du dương của các bản giao hưởng cổ điển phát ra từ hệ thống loa ở khắp trang trại. Anh Nam giới thiệu: “Các chuyên gia Israel đã nghiên cứu kỹ và phát hiện ra rằng, nếu được nghe một số bản nhạc cổ điển của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới, bò sẽ cho sữa nhiều hơn vài phần trăm”.

Khi nhận được câu hỏi làm sao để biết được năng suất của từng con bò? anh Nam mỉm cười, chỉ vào hộp màu đỏ nho nhỏ gắn dưới chân cô bò gần nhất: “Mỗi con bò được gắn một con chíp ở chân để nhận dạng, đồng thời kiểm soát các hoạt động hàng ngày. Con chíp này sẽ phát hiện ra bệnh, đặc biệt là bệnh viêm tuyến vú, bệnh thường gặp ở bò. Con chíp sẽ thông báo đến máy tính và lập tức cách ly bò bệnh khỏi đàn. Như vậy, chỉ những cô bò khỏe mạnh mới được đưa vào dàn vắt sữa”

Anh Nam cũng nói thêm, để tạo ra dòng sữa chất lượng hàng đầu, những cô bò luôn luôn cần được vỗ về, chăm bẵm, tắm mát và cho nghe nhạc hàng ngày. Cần biết rằng, sản lượng sữa tươi bình quân của mỗi cô bò tại trang trại TH đạt mức 32 – 34 lít mỗi ngày, tương đương khoảng 11.000 lít mỗi chu kỳ, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Và tất cả đều có sự đồng nhất về chất lượng.

Các sản phẩm mang thương hiệu TH true MILK được sản xuất theo quy chuẩn quốc tế.

Quá trình vắt sữa khép kín, tự động không có sự xâm nhập của vùng tiểu khí hậu, từ lúc vắt sữa tập trung đến khi đóng thành phẩm. Những dòng sữa mát lành sau khi vắt được kiểm tra chất lượng tự động, được chuyển theo hệ thống ống lạnh tự động, chảy qua bồn trung gian, qua bộ phận lọc đặc biệt rồi làm lạnh dưới 4 độ C, chuyển qua xe bồn lạnh để tới thẳng nhà máy chế biến.

Nhà máy sữa tươi sạch TH là một mắt xích quan trọng trong qui trình sản xuất sữa tươi sạch đồng bộ khép kín của tập đoàn TH với nhiệm vụ chính là chế biến và đóng gói cho ra các dòng sản phẩm sữa tươi sạch và các sản phẩm làm từ sữa tươi sạch đa dạng về chủng loại, hương vị và bao bì để chuyển tới đơn vị phân phối ra thị trường.

Các dây chuyền chế biến và đóng gói được quản trị với công nghệ đo lường và điều khiển hiện đại bậc nhất thế giới của Siemens, Danfoss, Grundfos. Nhà máy đi vào hoạt động là một bước quan trọng giúp thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa sạch quy mô lớn tại Việt Nam.

Đưa những thành tựu khoa học 4.0 vào chăn nuôi bò sữa nói riêng, phát triển nông nghiệp sạch nói chung, TH đã làm “thay da đổi thịt” cả một vùng đất, thiết lập những thành tựu chưa từng có tiền lệ trong ngành sữa và ngành chăn nuôi, ghi dấu Việt Nam trên bản đồ sũa thế giới với cụm trang trại công nghệ cao khép kín đạt kỷ lục lớn nhất thế giới – từ mảnh đất miền Trung nắng gió.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An

DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

XEM THÊM TIN