Thanh long 3.000 đồng một ký

20:16 | 05/08/2020

DNTH: Thanh long đang mùa chín rộ, lại trúng đợt Covid-19 bùng phát trở lại khiến giá rớt xuống còn 3.000-3.500 đồng mỗi kg.

Đầu tuần, các vườn thanh long ở Bình Thuận đồng loạt vào mùa chín rộ. Con đường nối từ Phú Hội (Hàm Thuận Bắc) lên Hàm Cần, Mỹ Thạnh (Hàm Thuận Nam) dài hơn 40 km, hai bên thanh long bạt ngàn. Các vườn đầy trái chín đỏ và nông dân tất bật thu hoạch cho kịp vụ. Xe chở hàng chạy liên tục để chuyển thanh long về vựa.

Chị Nguyễn Thị Thúy ở xã Mỹ Thạnh, Hàm thuận Nam thu hoạch thanh long, bán giá 3.500 đồng một kg, sáng 4/8. Ảnh: Việt Quốc.

Chị Nguyễn Thị Thúy ở xã Mỹ Thạnh, Hàm thuận Nam thu hoạch thanh long, bán giá 3.500 đồng một kg, sáng 4/8. Ảnh: Việt Quốc.

Tại xã Mỹ Thạnh, sáng 4/8, chị Nguyễn Thị Thúy (23 tuổi) cùng chồng cắt lứa thanh long vừa chín tới. Do không có vốn đầu tư nên mảnh vườn nhà chị Thúy chỉ trồng 100 trụ. Lứa này nhà chị thu hoạch được 500 kg cứ tưởng sẽ dư giả chút tiền lời, nhưng không ngờ giá quá rẻ, bán tại vườn chỉ 3.500 đồng mỗi kg. Do đó, hơn 3 tháng chăm sóc, nhưng chị thu về chưa tới 1,8 triệu đồng. "Trừ công chăm sóc, phân bón, lứa này không có dư, chỉ đủ mua gạo mắm muối ăn qua ngày", chị Thúy nói.

Kề đó, vườn gần 1.000 trụ của anh Nguyễn Văn Song ở thôn 1 cũng đang thu hoạch. Anh thuê công cắt cả buổi sáng được 2 tấn, bán tại chỗ cho thương lái được 6 triệu đồng. "Tháng trước giá đến 15.000-16.000 đồng một ký, giờ chỉ còn 3.000 đồng", anh Song nói.

Theo các thương lái, mùa này thanh long chín rộ trúng ngay thời điểm Covid-19 tái phát ở nhiều nơi trong nước khiến hoạt động tiêu thụ gặp khó khăn. Các vựa xuất khẩu cầm chừng, nguồn hàng trong kho còn ứ đọng nhiều, nên giá bị đẩy xuống nhanh.

Chị Nguyễn Thị Trinh, thương lái mua thanh long ở khu vực Hàm Thuận Nam cho biết, lứa này hàng tại các vườn rất dồi dào, nhưng bên Trung Quốc tiêu thụ chậm hơn nên các vựa đều hạ giá xuống thấp. Tuần trước còn 6.000-7.000 đồng, hôm nay giảm mạnh còn 3.000 đồng, thậm chí 2.000 đồng. "Giá rớt nhanh quá, mình đến mua tại vườn mà thương cho bà con nông dân", chị Trinh cho biết.

Nông dân Nguyễn Văn Song (xã Mỹ Thạnh) buồn rầu vì thanh long giá quá thấp. Ảnh: Việt Quốc.

Nông dân Nguyễn Văn Song (xã Mỹ Thạnh) buồn rầu vì thanh long giá quá thấp. Ảnh: Việt Quốc.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, toàn tỉnh trồng hơn 30.000 ha thanh long, năng suất trên 550.000 tấn mỗi năm. Chỉ một số ít trang trại và hợp tác xã trồng thanh long chuẩn VietGAP và GlobalGAP xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Đức, Mỹ, Nhật, Australia, Ả Rập, Dubai, Ấn Độ, Indonesia... Còn lại phần lớn sản lượng thanh long được xuất qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Việt Quốc

Theo VNE

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN