Viện KIST hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành vi mạch bán dẫn
08:05 | 28/07/2024
DNTH: Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST) sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong 40 năm phát triển ngành bán dẫn, đồng thời hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo (AI) đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới.
Thông tin được chia sẻ trong buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy và Ngài Chang Joon Yoen, Phó Chủ tịch Viện KIST, tại Hà Nội.
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Bùi Thế Duy đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của Phó Chủ tịch Viện KIST. Thứ trưởng bày tỏ trân trọng sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ hai nước, đặc biệt là sau chuyến thăm Hàn Quốc đầu tháng 7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn và AI, trong đó tập trung vào phát triển đội ngũ nhân lực kỹ sư thiết kế phần mềm, khâu đóng gói, kiểm nghiệm phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế.
Thứ trưởng khẳng định, Việt Nam đang có nhu cầu phát triển ngành vi mạch bán dẫn và AI, tuy nhiên còn thiếu nguồn lực về cơ sở vật chất, nhân lực và trình độ để phát triển theo kịp các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, để thực hiện được các chiến lược phát triển ngành vi mạch bán dẫn và AI, việc thành lập phòng nghiên cứu vi mạch, bán dẫn là rất cần thiết.
Thứ trưởng đề nghị, Viện KIST hỗ trợ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) thành lập phòng nghiên cứu vi mạch bán dẫn hiện đại đặt tại Viện VKIST, trong đó bao gồm tư vấn về đào tạo, nguồn nhân lực, trang thiết bị cho phòng nghiên cứu vi mạch, bán dẫn…

Bày tỏ trước những ấn tượng tốt đẹp về sự phát triển của Việt Nam nói chung và của ngành KH&CN nói riêng, ông Chang Joon Yoen, Phó Chủ tịch Viện KIST cho biết, mục đích chuyến công tác của Viện KIST tại Việt Nam nhằm tìm hiểu về những kết quả, thách thức cũng như những ưu tiên, nhu cầu hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và AI.
Với những đề xuất, kiến nghị từ phía Bộ KH&CN, ông Chang Joon Yoen khẳng định, Viện KIST sẽ hỗ trợ tối đa. Ông Chang Joon Yoen cũng lưu ý, Việt Nam cần xác định rõ hướng phát triển của ngành vi mạch bán dẫn và AI để có những bước đi phù hợp, từ đó tạo ra nguồn tài nguyên tập trung và kết quả nhanh chóng cho lĩnh vực này. Cũng tại buổi làm việc, hai bên trao đổi các thông tin liên quan đến vị trí Cố vấn thường trực của VKIST; các nội dung dự kiến triển khai trong Dự án Bắc cầu VKIST và Giai đoạn 2 của Dự án VKIST.
Kết thúc buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Thế Duy cảm ơn Viện KIST về sự phối hợp chặt chẽ trong thời gian vừa qua, đồng thời bày tỏ mong muốn hai bên có thể triển khai các công việc đã thống nhất trong thời gian sớm nhất. Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng, thông qua buổi làm việc sẽ mở ra những hướng hợp tác mới trong tương lai, tìm ra những phương thức hợp tác thiết thực, tiếp tục phát huy vai trò của VKIST là biểu tượng của quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Theo Thương hiệu và Công luận
Nguồn: https://thuonghieucongluan.com.vn/vien-kist-ho-tro-viet-nam-phat-trien-nganh-vi-mach-ban-dan-a229934.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Viện KIST /
- ngành vi mạch bán dẫn /
- khoa học công nghệ /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...
DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

Nông dân Sông Mã 'bắt' nhãn ra quả theo ý muốn
DNTH: Nhờ áp dụng kỹ thuật cho ra hoa trái vụ, nông dân ở vựa nhãn Sông Mã (Sơn La) đã có nhãn thu hoạch quả bán từ cuối tháng 4 hàng năm với giá cao.

Giải pháp đột phá chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
DNTH: Chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ được coi là những giải pháp đột phá giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Cảm biến định lượng phân bón cho cây trồng
DNTH: Công ty khởi nghiệp Enfarm sử dụng IoT và AI để đánh giá thành phần trong đất.

Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn
Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn giúp giảm lượng nước, lươn ít dịch bệnh.

Ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng 'thuận thiên'
DNTH: Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...