Vinasoy khảo nghiệm đánh giá 1.533 nguồn gen đậu nành, phát triển các vùng nguyên liệu bền vững

23:37 | 05/07/2022

DNTH: Ngày 3/7, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) vừa giới thiệu đợt trồng khảo nghiệm, đánh giá 1.533 nguồn gen đậu nành quý tại Trạm Khảo nghiệm đậu nành Tây Nguyên sau 10 năm thu thập, nghiên cứu. Đây là đợt trồng đánh giá toàn bộ tập đoàn nguồn gen đậu nành hiện có để làm vật liệu lai tạo giống, nhằm phát triển các giống đậu nành mới có chất lượng dinh dưỡng và năng suất cao, phù hợp với các vùng nguyên liệu khắp cả nước, phục vụ cho việc sản xuất sữa đậu nành tại 3 nhà máy của Vinasoy trên cả nước.

Xây dựng nền tảng cho phát triển bền vững vùng nguyên liệu

Chiến lược phát triển vùng nguyên liệu của Vinasoy được thể hiện rõ ở sự tập trung đầu tư bài bản vào hai yếu tố trọng điểm: ngân hàng nguồn gen và trạm khảo nghiệm tập trung.

Ngân hàng gen đậu nành là thành quả lớn của VSAC sau nhiều năm thu thập, nghiên cứu các dòng/giống đậu nành trong và ngoài nước, từ các dòng/giống đậu nành hoang dại đến các dòng/giống đậu nành có các đặc tính chuyên biệt như năng suất cao, đạm cao, kháng sâu bệnh, kháng mặn, kháng phèn…Vinasoy thực hiện bảo quản nguồn gen quý này trong điều kiện tối ưu để đảm bảo duy trì chất lượng hạt giống trong thời gian dài. Đồng thời, Vinasoy hiện đang áp dụng công nghệ di truyền phân tử (chỉ thị sinh học phân tử) trong công tác chọn tạo giống vì thế việc xác định giống con lai tốt được thực hiện rất nhanh, chính xác và không cần nhiều thời gian chờ đợi có kết quả.

z3544962735246_640893411fcea159d471c97b2fa97f32
Toàn cảnh Trạm Khảo nghiệm đậu nành Tây Nguyên

Huyện Cư Jút hiện là vùng trồng đậu nành lớn nhất của tỉnh Đắk Nông.Vinasoy đã lựa chọn Cư Jút để thành lập Trạm khảo nghiệm đậu nành Tây Nguyên - địa điểm nghiên cứu chọn tạo giống, khảo nghiệm kỹ thuật canh tác để phát triển giống mới cho các vùng nguyên liệu trong cả nước. Với lợi thế về khí hậu, đất đai thổ nhưỡng, Cư Jút có thể gieo trồng tới4 mùa đậu nành trong năm, giúp việc thử nghiệm đánh giá diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, rút ngắn 1/2 thời gian so với phương pháp truyền thống, thậm chí nhanh hơn cả của các trung tâm nghiên cứu có tiếng trên thế giới như ở vùng Costa Rica – Trung Mỹ.

Với 2 yếu tố trên Vinasoy đã rút ngắn được thời gian chọn tạo giống mới và phát triển được giống tốt chỉ sau 4-5 năm (so với thời gian trung bình 10 năm ở các nước nổi tiếng cung ứng đậu nành như ở Canada, Mỹ… ). Điều này cho thấy năng lực và sự nghiêm túc trong việc phát triển bền vững vùng nguyên liệu đậu nành tại Việt Nam,đồng thời cho thấy một tương lai tươi sáng: Vinasoy sẽ đóng góp cải thiện giống tốt, năng suất cao cho nông nghiệp đậu nành trong nước.

Mùa hè năm nay, sau rất nhiều nỗ lực hoàn chỉnh ngân hàng gen và các công nghệ xác định giống tốt, Trạm khảo nghiệm Cư Jút đãchính thức  gieo trồng, khảo nghiệm và đánh giá 1.533 nguồn gen đậu nành quý, từ đó, các chuyên gia VSACsẽ phân tích và lựa chọn những giống gen tốt nhất trong đợt thử nghiệm này cho các vùng nguyên liệu.

dcd270b4cc490f175658
2 giống đậu nành VINASOY 01-CT và VINASOY 02-NS đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp bằng bảo hộ giống cây trồng

Trước đó, Vinasoy đã phát triển được hai giống đậu nành VINASOY 01-CT và VINASOY 02-NS. Giống VINASOY 02-NS được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp phép lưu hành sản xuất đại trà tại 4 vùng nguyên liệu của Vinasoy: Miền Trung, Tây Nguyên, ĐB Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long.

Ước mơ phát triển vùng nguyên liệu bền vững

Bước qua tuổi 25, Vinasoy có ước mơ lớn là đóng góp cho người nông dân, phục hưng và phát triển nền nông nghiệp đậu nành tại Việt Nam bên cạnh việc cung cấp nguyên liệu cho chính mình.

Ông Huỳnh Sơn Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng đậu nành Vinasoy cho biết: “Ngay từ buổi đầu thành lập, Vinasoy đã quyết tâm đầu tư đến cùng cho vùng nguyên liệu để chủ động được nguồn đậu nành thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Vì vậy, Vinasoy đã đầu tư vào đội ngũ kỹ sư, nhà khoa học giỏi nhất, vào công nghệ nghiên cứu tiên tiến nhất trong lĩnh vực đậu nành để mang lại những điều tốt đẹp cho xã hội”.

Cùng đội ngũ tâm huyết, Vinasoy đã chọn tạo thành công giống đậu nành không biến đổi gen VINASOY 02-NS, có năng suất cao, phù hợp với các dòng sản phẩm và chuyển giao cho nông dân ở các vùng nguyên liệu cải thiện năng suất chỉ từ 1-1,5 tấn lên 2,5-3 tấn/ha.

Tham quan Trạm khảo nghiệm đậu nành Tây Nguyên, Ông Đinh Công Chính, Phó Trưởng phòng Cây Lương thực, Cây Thực phẩm - Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: “Thời gian qua, diện tích và sản lượng đậu nành của nước ta liên tục giảm dần qua các năm. Nếu như năm 2010, diện tích trồng đậu nành đạt 197,8 nghìn ha, thì năm 2021 chỉ còn hơn 37 nghìn ha, giảm hơn 75% so với năm 2010. Việt Nam sẽ thiếu hụt 3,5 – 5,0 triệu tấn đậu tương/năm, trở thành nước nhập khẩu đậu nành lớn với kim ngạch 2,0 – 3,0 tỷ USD/năm, tương đương kim ngạch xuất khẩu gạo hiện nay (Tổng cục Hải quan, 2018). Nhờ sở hữu tập đoàn nguồn gen đậu nành quý, đa dạng cùng nền tảng nghiên cứu tiên tiến, Vinasoy có nhiều cơ hội chọn tạo ra ngày càng nhiều các giống đậu tương tốt, đáp ứng cho nhu cầu của nhà sản xuất và phù hợp với yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng. Đây là việc làm rất ý nghĩa, mang tính dài hạn, bền vững, vừa có tư duy chiến lược lại ứng dụng được công nghệ cao trong công tác chọn tạo giống, phát triển vùng trồng”

fe8112f2b60f75512c1e (1)
Khách tham quan, tìm hiểu các nguồn gen đậu nành

Đậu nành vốn được coi là nhà máy sản xuất đạm tự nhiên cho cả người và đất: hạt đậu giàu protein là nguồn dinh dưỡng tốt và cây đậu nành có rễ nốt sần làmmàucho đất. Khi tìm ra được giống đậu nành tốt, có năng suất cao lên đến 2,5-3 tấn/ ha, chắc chắn đây sẽ là tin vui đặc biệt cho người nông dân. Việc quay trở lại trồng đậu nành không chỉ giúp người nông dân tăng hiệu quả kinh tế còn tạo độ màu mỡ cho đất, góp phần cho cả những vụ hoa màu bội thu khác.

Qua 10 năm nghiên cứu và phát triển, VSAC đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu đậu nành phát triển lớn và chuyên sâu nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trung tâm đã đạt được những thành tựu rất tích cực, như sau: Sở hữu ngân hàng gen đậu nành với 1.533 dòng/giống đậu nành quý. Đây là nguồn vật liệu phong phú, đa dạng, có nhiều đặc tính quý, là nền tảng vững chắc để Vinasoy chủ động về nguồn vật liệu lai tạo, phát triển giống đậu nành mới, phù hợp với các dòng sản phẩm vàvùng nguyên liệu, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Phát triển được 4 vùng nguyên liệu trong cả nước: Miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên với tiềm năng diện tích lên đến 9.000 hecta; Ứng dụng công nghệ di truyền phân tử trong chọn tạo giống đậu nành: Vinasoy ứng dụng chỉ thị sinh học phân tử trong việc xác định con lai, giúp rút ngắnthời gian chọn tạo giống từ 8-10 năm xuống còn 4-5 năm, chọn được nhiều giống mới có phẩm chất tốt, trên nguồn vật liệu và phương pháp không biến đổi gen (non – GMO).

Chuyển giao thành công gặt đậu nành bằng máy:Cơ giới hóa sản xuất đậu nành là một thành tựu lớn, nhằm giúp việc gặt đậu nành nhanh chóng, hiệu quả hơn cho nông dân.

Phát triển thành công 2 giống đậu nành mới VINASOY 01-CT và VINASOY 02-NSđượcBộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp bằng bảo hộ giống cây trồng. Đặc biệt giống đậu nành VINASOY 02-NS được Bộ NN&PTNT cấp phép lưu hành sản xuất đại trà tại Miền Trung, Tây Nguyên, ĐB Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Longnhờ có phổ thích nghi rộng, cho năng suất cao (từ 2 – 3,5 tấn/hecta).

Tạo được niềm tin trong liên kết sản xuất đậu nành với nông dân: Vinasoy cam kết bao tiêu toàn bộ đậu nành hạt đạt chất lượng với giá cạnh tranh trước khi gieo trồng, cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và đưa ra các biện pháp xử lý linh hoạt khi có những điều kiện bất lợi khách quan xảy ra trong quá trình canh tác…với chính sách này của Vinasoy đãtạo được lòng tin của bà con để tiếp tục phát triển mở rộng 4 vùng nguyên liệu trên cả nước.

Thử nghiệm thành công đậu nành trên đất lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long: Từ năm 2020, Vinasoy đã đưa giống đậu nành VINASOY 02-NS trồng khảo nghiệm trên đất lúa tại Đồng Tháp và Vĩnh Long. Kết quả cho thấy giống đậu nành này phát triển rất tốt tại các vùng đất thử nghiệm.Trong vụ Xuân Hè năm 2022, Vinasoy tiếp tục thực hiện Mô hình thử nghiệm liên kết với nông dân ở quy mô lớn hơn tại xã Tân Hạnh, Long Hồ và tại Thị trấn Phú Lộc, Thạnh Trị, Sóc Trăng. Mô hình thử nghiệm cho kết quả rất tốt. Đây là tiền đề để phát triển trở lại cây đậu nành với công thức 2 Lúa – 1 Đậu tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Việc luân canh cây đậu nành trong vụ Xuân Hè ở Đồng bằng Sông Cửu Long ngoài việc giúp tăng thu nhập cho người nông dân còn là biện pháp canh tác nông nghiệp bền vững, tiết kiệm nước tưới, góp phần cắt đứt nguồn lây lan của sâu bệnh trên cây lúa, bồi dưỡng đất, gia tăng năng suất cây lúa vụ sau, giảm sự cạnh tranh của cỏ dại và cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất.

Với nỗ lực không ngừng, tư duy chiến lược và cách làm bài bản khoa học, Vinasoy đang hiện thực hóa ước mơ phát triển nông nghiệp đậu nành, hứa hẹn người nông dân sẽ quay lại trồng đậu nành làm giàu cho đất. Năm nay, Vinasoy đã thực nghiệm thành công với hơn 300 hecta đậu nành tại các vùng nguyên liệu, và tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

25 năm tìm tòi, 10 năm tập trung với đội ngũ nghiên cứu, con đường sáng mới bắt đầu mở ra cho Vinasoy và cho nền nông nghiệp đậu nành nước nhà.

Những giống đậu nành từ Trung tâm khảo nghiệm sẽ tiếp tục lan tỏa trên hơn 9.000 hecta ruộng đậu nành trên cả nước trong thời gian tới./.

Vinasoy là thương hiệu quốc gia với các sản phẩm sữa đậu nành Fami, Fami Canxi, Vinasoy… được ưa chuộng bởi sự thơm ngon và khác biệt. Vinasoy là doanh nghiệp duy nhất có thị phần dẫn đầu ngành hàng sữa đậu nành suốt 15 năm qua. Vinasoy cũng là đại diện đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam trong top 5 Công ty sữa đậu nành lớn nhất thế giới. Hiện nay, Vinasoy đã có mặt các thị trường lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Công ty sẽ tiếp tục phát triển chuyên tâm trong lĩnh vực dinh dưỡng thực vật, góp phần vào cuộc sống khỏe mạnh cho khách hàng Việt Nam và thế giới.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đây là cách nông dân Bình Phước sống khỏe, ngày càng có thu nhập cao, xuất hiện nhiều tỷ phú

DNTH: Những tỷ phú nông dân, triệu phú nông dân ở Bình Phước ban đầu mò mẫm như người đi lạc trong sa mạc để tìm đường ra. Vấp váp, thất bại…họ đều trải qua. Nhưng từ khi học được “bí kíp” trong chăn nuôi, trồng trọt,...

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An

DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

XEM THÊM TIN