Vựa rau lớn nhất Lâm Đồng sau 5 năm tái cơ cấu nông nghiệp

16:40 | 09/11/2017

DNTH: Huyện Đơn Dương chỉ có 30% diện tích đất nông nghiệp nhưng sau 5 năm tái cơ cấu, đã vươn lên thành vựa rau lớn nhất Lâm Đồng.

Trong câu chuyện về hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, làm ăn tập thể và canh tác theo hướng sạch, mỗi địa phương có cách làm khác nhau. Trong đó, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã "thay da đổi thịt" sau 5 năm đầu tiên tái cơ cấu nông nghiệp.

polyad

Một góc vùng chuyên canh rau rộng lớn huyện Đơn Dương. Ảnh: Bizmedia

Với quỹ đất nông nghiệp chiếm một phần ba diện tích toàn tỉnh, những năm 1990, Đơn Dương chỉ có vài trăm ha canh tác lúa và vài loại rau. Song 10 năm trở lại đây, nhận thấy tiềm năng kinh tế của hoa màu và chăn nuôi, huyện đã mạnh dạn cải cách cơ cấu cây trồng. Thành quả không chỉ thay đổi bộ mặt nông thôn, mà còn mang lại sinh kế ổn định cho người nông dân.

Tính đến tháng 7/2017, Đơn Dương có trên 25.000ha chuyên canh hàng chục loại hoa màu và cung cấp tới 854.284 tấn rau củ cho cả nước. Năm 2016, giá trị sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao của huyện đạt bình quân 220 triệu đồng mỗi ha một năm. Nhiều mô hình cho hiệu quả 500 triệu đến một tỷ đồng mỗi ha.

Mô hình sản xuất rau tại Đơn Dương

Giai đoạn 2016-2020, huyện tiếp tục kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp 5 năm lần thứ hai. Đại diện phòng nông nghiệp Đơn Dương cho biết, mục tiêu chính của dự án nhằm nâng cao giá trị kinh tế từ sản xuất nông nghiệp cho nông dân.

Đơn Dương đang dần hình thành chuỗi sản xuất khép kín ngay tại địa phương từ khâu giống, phân bón, máy móc nông nghiệp tới thu hoạch, tìm đầu ra. Để sản xuất những đơn hàng lớn, huyện hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn, tổ chức làm ăn tập thể với 13 tổ hợp tác và 10 hợp tác xã.

Các cánh đồng sản xuất được cung ứng nước tưới đầy đủ cùng điện đường, trường trạm hỗ trợ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nông dân địa phương được hỗ trợ trong vay vốn để tự chủ giống cây trồng. Đến nay, toàn huyện có tới 140 cơ sở ươm cây giống để phục vụ sản xuất tại chỗ.

Về đầu ra, Ủy ban nhân dân thực hiện vai trò kết nối doanh nghiệp thu mua, đơn vị kiểm soát, chứng nhận chất lượng sản phẩm. Hiện huyện Đơn Dương đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Rau Đà Lạt” cho 24 đơn vị. Nhiều cơ sở đạt chứng nhận VietGap, GlobalGap. Không ít tổ hợp tác, hợp tác xã ký được hợp đồng bao tiêu với các công ty lớn như VinEco, siêu thị Metro…

Thu Hà

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon

DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025

Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

XEM THÊM TIN